Bệnh viêm phổi * Nguyên nhân
Thường do kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh Care, viêm khí quản truyền nhiễm ở chó.
Thường do nhiễm virut đường hô hấp, sau đó là kế nhiễm vi khuẩn như các loại vi khuẩn sau: Pneumococcus, Steptococcus….
Do một số ấu trùng kí sinh trùng ở phế quản gây viêm phổi. Lúc đầu do tác động của vi rút xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm vách phế quản nhỏ, sau đó lan đến nhu mô phổi hoặc có thể qua đường tuần hoàn làm cho tổ chức phổi yếu đi.
* Triệu chứng chủ yếu
Lúc đầu mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ. Tuy ít ho những ho khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng dần lên ngày một nặng, cơn ho xảy ra nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
Thở khó con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, biểu hiện thiếu oxy trong máu nên niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, xung huyết sau tím tái. Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì khó thở và suy kiệt.
Sử dụng thuốc kháng sinh chữa nguyên nhân, thuốc chữa triệu chứng kết hợp thuốc trợ sức trợ lực và hộ lý.
Tiêm kháng sinh: tylosin, gentamycin.
Tiêm kháng viêm: dexamethasone hoặc prednisonol. Long đờm: bromhexine.
Truyền dung dịch trợ sức trợ lực (BX) bao gồm: glucose 20%, canxiclorua, urotropin, cafein, vitamin C.
Bệnh viêm khí quản, phế quản
Bệnh đặc trưng là sự rối loạn hô hấp, giảm oxy máu, gây ảnh hưởng tới triệu chứng toàn thân.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân đa dạng nhưng thường do kế phát bệnh viêm đường hô hấp trên.
Do virus: như Canine Distenpa - Adenovirus I, II tác động lên đoạn cuối đường hô hấp tạo điều kiện cho các nhiễm trùng thứ phát.
Các loại vi khuẩn thường thấy: Mycobacterium tuberculosis, Pasteurella, Pseudomonas.
Do nấm: Aspergillus, hoặc do kí sinh trùng xâm nhập phế quản. Do ngoại vật đi vào: cát, bụi…
Triệu chứng chủ yếu.
Chó lừ đừ, bỏ ăn, ho ngắn và sâu. Có biểu hiện khó thở, thở nhanh và nông, thở thể bụng, phồng môi để thở. Quan sát thấy chó tím tái, nhất là lúc vận động. Mũi chảy mủ trắng, xanh. Sốt cao.
Điều trị
Để con vật nằm chỗ ấm áp, kín gió, tránh vận động mạnh.
Tiêm kháng sinh: Cefuroxime, Amoxicillin, Gentamicin, Tylosin…
Ho, khó thở tiêm thêm bromhexine, dexamethasone.
Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B - complex, vitamin B1, B6, B12.
34