Thực trạng ăn bổ sung của trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức của bà mẹ có con dưới 2 tuổi về chế độ ăn bổ sung đang điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa huyện Mai Sơn từ tháng 102020 đến tháng 92021 (Trang 37)

Trong nghiên cứu chúng tôi thấy thời điểm ăn bổ sung khi trẻ đủ 6 tháng tỷ lệ là 65%; dưới 6 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 20% và trên 6 tháng là chiếm tỷ lệ 15%. Như vậy phần lớn các mẹ đều biết rằng ABS là cho trẻ ăn thêm thức ăn khác ngoài sữa mẹ và từ tháng thứ 6 trở đi trẻ mới cần ăn thêm thức ăn ngoài để đáp ứng sự thiếu hụt giữa mức tổng năng lượng cần và mức năng lượng do sữa mẹ cung cấp. Vì vậy đối với đa số trẻ, thời gian tốt nhất để bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Mặt khác, đối với đa số trẻ khi tròn 6 tháng tuổi, cơ thể đã phát triển để phù hợp và sẵn sàng tiếp kiến thức ăn bổ sung.

Số bữa ăn chính/ ngày từ 2-3 bữa có 74 trẻ chiếm tỷ lệ khá cao là 84%. Có 6% trẻ được bà mẹ cho ăn bổ sung trên 3 bữa và 7% số trẻ chỉ được ăn 1 bữa chính trên ngày. Có 3 bà mẹ không biết số bữa ăn chính trên ngày.

Lượng thức ăn/bữa của trẻ 6-8 tháng được bà mẹ cho ăn với lượng 1/2 bát cháo có 81/88 trẻ chiếm tỷ lệ 92%; Có 17/24 trẻ trong giai đoạn 9-11 tháng được bà mẹ cho ăn với lượng 1/2-3/4 bát cháo chiếm 71%.

Có 82 trẻ được ăn đầy đủ theo 4 nhóm thức ăn cơ bản chiếm 93%; 84 trẻ được thay đổi chế độ ăn dặm theo tháng tuổi chiếm 95% và 98% trẻ ngoài các bữa ăn chính trẻ có được ăn thêm các bữa ăn phụ đồng thời 84% trẻ khi ốm vẫn được bà mẹ tiếp tục cho trẻ ăn bổ sung.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức của bà mẹ có con dưới 2 tuổi về chế độ ăn bổ sung đang điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa huyện Mai Sơn từ tháng 102020 đến tháng 92021 (Trang 37)