Thuyết minh sơ đồ công nghệ sản xuất giấy Tissue

Một phần của tài liệu 123doc tim hieu cong nghe san xuat giay tissue o viet nam hien trang va giai phap (Trang 26 - 29)

Bước đầu tiên trong quá trình sản xuất giấy Tissue đó là công đoạn chuẩn bị sơ bộ giấy.

Nguyên liệu sản xuất bột giấy của dây chuyền được phối trộn theo nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu đầu vào sẽ được vận chuyển đến băng tải xích. Tại đây nguyên liệu được loại bỏ các tạp chất như đất đá, dây kẽm và đưa lên băng tải, đoạn cuối của băng tải sẽ có gán cân điện tử để xác định trọng lượng cần thiết. Khi đó hệ thống sẽ tự động khống chế theo tín hiệu cân điện tử để điều tiết vận hành máy xích tải, đảm bảo giấy nguyên liệu được ổn định vào nghiền tang trống (ngiền tang trống có chức năng là đánh rã nguyên liệu giấy vụn trong môi trường nước nóng có hóa chát tạo thành dạng dung dịch huyền phù, trộn đều hóa chất vào xơ sợi tạo điều kiện xơ sợi thẩm thấu các hóa chất đồng đều, trương nở và tách hạt mực ra khỏi xơ sợi, tách các chất tráng phủ, stickies, keo nhựa ra khỏi xơ sợi).

Tại nghiền tang trống, nguyên liệu giấy sẽ được cho vào phễu nạp liệu và được bổ sung hóa chất để bốt giấy tan nhanh, đủ thời gian thẩm thấu đều hóa, sau đó được dẫn vào khu nghiền dưới tác dụng của trọng lực và lực ly tâm sinh ra khi tang trống quay cùng với tác dụng thẩm thấu của môi trường nước nóng ở nhiệt độ 70℃ có bổ sung các hóa chất (như NaOH làm tăng môi trường pH giúp trương nở sợi bột, chất tẩy trắng H2O2 làm tăng độ trắng cho xơ sợi, chất duy trì pH Na2SiO3, chất hoạt động bề mặt EDTA làm ổn định dung dịch tẩy, chất khử mực BD 900A giúp gom hạt mực) cho vào thì khi đó giấy va đập vào các thành của thiết bị dễ dàng vỡ ra tạo thành huyền phù. Khi đi qua khu sàng, những xơ sợi nào có kích thước thích hợp sẽ đi qua lỗ sàng xuống bể chứa dưới tang trống. Tại đây bột được khuấy đều hơn và có thời gian ngấm nước, trương nở còn các phần rác thải sẽ được đưa ra ở đuôi tang trống.

Công đoạn thứ hai là quá trình làm sạch và tẩy trắng.

Bột từ bể bột được bơm vào bể lọc, dựa vào sự khác nhau về tỉ trọng dưới tác dụng của lực ly tâm các tạp chất nặng như đinh, ghim, keo, cát sạn, thủy tinh,... được loại bỏ ở phần đáy thiết bị (khoảng 15 phút mở va xả một lần). Phần bột hợp cách đi ra ở phần trên thiết bị rồi tiếp tực qua hệ thông sàng áp lực ngoại lưu để tách tạp chất có kích thước lớn, tỉ trọng nhẹ như băng keo, nilon,... Tại sàng lỗ sơ cấp với đường kính lỗ sàng là 1.6mm, xơ sợi hợp cách sẽ lọt qua lỗ sàng đưa xuống bể bột. Những xơ sợi không hợp cách sẽ bị giữ lại và đưa xuống bể trung gian rồi đưa qua sàng lỗ đường kính 4mm, phần lọt qua sẽ đưa trở lại bể trung gian, phần còn lại trên sàng được bỏ đi.

Bột hợp cách từ bể bột được đưa xuống bể khử mực. Hệ thống khử mực tác dụng tách loại bỏ hạt mực, tạp chất bẩn, chất độn,... để tăng độ sáng và chất

tạp chất nặng như cát, sạn; nhẹ như bọt khí. Dòng bột được đưa đến sàng tinh, tại đây có nhiệm vụ là khử các tạp chất li ti có trong bột. Ở sàng khe sơ cấp đường kính 0,2mm phần tạp chất không hợp cách sẽ bị đẩy xuống bể rồi chuyển qua sàng khe thứ cấp rồi tiếp tục qua sàng rung đường kính 1mm, phần hợp cách sẽ được đưa quay trở lại bể bột, phần còn lại loại bỏ. Phần bột giấy hợp sách tiếp tục được đưa qua máy rửa cao tốc nhằm cô đặc bột, khử đi các tạp chất bẩn và dầu mực nhỏ li ti trong bột giúp nâng cao độ trắng, giảm độ tạo bụi của bột.

Sau đó bột được đưa đến vít ép. Bột được cô đặc tới nồng độ 28-32% - là nồng độ thích hợp để phân tán nhiệt. Bột tiếp tục được đưa đến vít gia nhiệt. Dưới tác dụng của vòng vít tải và hơi nước gia nhiệt để tăng nhiệt độ dòng bột lên 70-90℃ , nồng độ này được khống chế bởi lượng hơi nướ cấp vào. Tại đầu ra của vít gia nhiệt các hóa chất như NaOH,H2O2, Na2SiO3, EDTA, FAS (chất khử màu) đồng thời cũng được cho vào trước khi bột qua máy phân tán, nhằm mục đích cho dầu mực và các hạt keo trên bề mặt của bột được tách ra và phân tán tới kích thước đủ nhỏ để cho công đoạn tiếp theo của bột sau khi qua máy phân tán được chuyển tới tháp tẩy trắng nồng độ cao.

Ở đây nguyên liệu được ủ từ 70-75℃, từ 1,5-2 giờ. Bột tiếp tực được chuyển qua bể bột để được pha loãng xuống nồng độ 3,5-4% và tiếp tục chuyển qua bể khác để giàm nồng độ xuống còn 0,9-1,2%, pH =8-9[ CITATION Ngu \l 1033 ].

Làm sạch trước khi sang máy xeo.

Công đoạn này làm sạch giấy lần cuối trước khi sang công đoạn xeo giấy. Đây là công đoạn tạo nên những tính chất cơ bản của giấy: độ bền kéo, độ bền xé, độ hút nước.

Bột từ bể tiếp tực được bơm đến tuyến nối MAC để tách bỏ hạt mực, chất bẩn còn lại để tiếp tục tăng độ trắng và chất lượng của bột. Dòng bọt hợp cách được đưa đến máy cô đặc. Bột được cô đặc đến 10-15% sau đó đưa đến bể khác tiếp tục pha loãng về 3,5-4%và được đưa đến máy nghiền để tăng tính chất cơ lý cho giấy. Sau giai đoạn nghiền, bột được đưa đến bể chứa để cấp cho máy xeo.

Xeo giấy và các công đoạn sau xeo (ép, sấy, cắt cuộn và đóng gói)

Loại máy sử dụng xeo giấy tissue cuộn là máy xeo tròn. Bột giấy sau khi đi qua pha loãng, làm sạch, sẽ đi vào hòm lưới (nồng độ bột trong hòm lưới: 0.1- 0.15%). Lô lưới hình trụ có cấu tạo bằng các vành nang hoa và các thanh kim loại thành khung hình trụ tròn ngoài bọc lưới quay ngược dòng với dòng bột vào. Nước thông qua lưới chảy vào trong lô lưới và thoát ra ngoài còn xơ sợi bám vào mặt lưới theo lô lưới quay quay lên khỏi huyền phù bột qua lô ép của

trục ngực (độ khô 20-25%), lớp giấy ướt trên mặt lô lưới dính vào mặt chăn xeo, và được dẫn sang bộ phận ép trục bụng (độ khô sau trục bụng 40-45%) và sấy (độ khô sau sấy 96-97%), sau đó giấy được đưa sang lô cuộn (độ khô là 95- 96%). Môi trường xeo giấy có pH = 6.5-7[ CITATION Ngu \l 1033 ]. Sản phẩm cuối cùng thu được loại giấy tissue với chất lượng như hiện nay.

Một phần của tài liệu 123doc tim hieu cong nghe san xuat giay tissue o viet nam hien trang va giai phap (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)