Các sản phẩm BHNT trên thị trường chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu của người dân, cơ cấu sản phẩm và tính chất sản phẩm chưa thực sự hấp dẫn người tham gia BH:
Nguyên nhân:Trên thị trường BHNT ở Việt Nam mới chỉ có các sản phẩm BHNT truyền
thống, việc định phí dựa vào lãi suất cố định dẫn đến sản phẩm không hấp dẫn người tham gia BH. Mặt khác, ngay trong các sản phẩm BH đang được triển khai vẫn chủ yếu là các sản phẩm BH nhân thọ hỗn hợp: kết hợp giữa BH và tiết kiệm, các sản phẩm BH trả tiền định kỳ, các sản phẩm BH nhóm vẫn còn rất ít và chưa thực sự hấp dẫn trong khi tiềm năng phát triển những sản phẩm này rất lớn do số người dân được hưởng BHXH nói chung và chế độ hưu trí từ BHXH nói riêng rất hạn chế. Các sản phẩm bổ sung chưa đa dạng.
Năng lực thị trường còn yếu, số doanh nghiệp cung cấp sản phẩm còn ít, chưa xứng với tiềm năng của thị trường:
Nguyên nhân: Tại Việt Nam, số doanh nghiệp BH đã tăng từ một doanh nghiệp Nhà
nước ban đầu lên 7 doanh nghiệp BHNT trong đó 5 công ty là 100% vốn nước ngoài, 1 công ty liên doanh. Nhưng so với các nước trong khu vực cũng như thị trường có trên 80 triệu dân ở Việt Nam thì số doanh nghiệp cung cấp BHNT trên thị trường vẫn cong hạn chế. Các sản phẩm cung cấp chưa đa dạng và khả năng cạnh tranh với các sản phẩm tiết kiệm và tài chính khác còn yếu.
Mạng lưới phân phối sản phẩm BHNT chưa rộng, chất lượng bộ phận đại lý chưa cao:
Nguyên nhân:
+ Trong cùng một thời gian ngắn, 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép hoạt động dẫn đến nhu cầu gia tăng đột biến về nhân lực tạo cho các doanh nghiệp sức ép về tuyển dụng, về chất lượng của đội ngũ nhân viên và đặc biệt là đại lý. Tình trạng tranh chấp đại lý và nhân viên của nhau giữa các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ và tác động không tốt đến sự phát triển của thị trường. + Công tác tuyển dụng, đào tạo và cấp phép cho đại lý vẫn còn bất cập. Các doanh nghiệp tự đào tạo, tự cấp phép dẫn đến tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi, không có sự giám sát về chất lượng của đại lý. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của một số nhỏ đại lý đang ngày càng trở lên nghiêm trọng khi đại lý tư vấn sai cho khách hàng, đại lý cố tình trục lợi BH, đại lý không nộp ngay hoặc chiếm dụng phí của khách hàng làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp BH và ngành BH nói chung.
+ Chính sách thuế thu nhập áp dụng đối với thu nhập của đại lý chưa phù hợp, chưa xem xét đến đặc thù nghề nghiệp của nghề đại lý BHNT. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển dụng và hiệu quả lao động của đại lý.
+ Một số đại lý vẫn chưa coi đại lý BHNT là một nghề mà chỉ là chỗ dừng chân khi tìm kiếm việc làm dẫn đến họ không chuyên tâm vào hoạt động tư vấn, không đầu tư kiến thức nghề nghiệp và dẫn đến sai sót trong công tác tư vấn.
Chất lượng dịch vụ khách hàng chưa thật sự cao tại một số doanh nghiệp: Nguyên nhân:
+ Việc giải đáp thắc mắc của khách hàng tại một số trung tâm dịch vụ khách hàng chưa nhiệt tình hoặc giải thích chưa đúng, vòng vo làm cho khách hàng mất niềm tin vào doanh nghiệp BH.
+ Trong một số trường hợp, khi có khiếu nại phát sinh trách nhiệm BH, việc giải quyết chi trả tiền BH cho khách hàng chưa thỏa đáng gây ra tâm lý lo lắng và chán nản đối với người tham gia BH.
Môi trường pháp lý điều tiết hoạt động kinh doanh BH nói chung và BHNT nói riêng đã tương đối hoàn chỉnh nhưng hoạt động quản lý, kiểm tra giám sát chưa thật sự chặt chẽ:
Nguyên nhân: Mặc dù Luật kinh doanh BH và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được
ban hành và có lực thì tuy nhiên, do lực lượng còn mỏng và yếu nên thực tế thanh tra giám sát của Bộ tài chính còn hạn chế, chưa có cơ chế rõ ràng trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong kinh doanh, các cơ chế kiểm soát, giám sát cảu đại lý chưa chặt chẽ. Các mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong kinh doanh BH còn quá thấp.
Đại lý là lực lượng chính trong việc phân phối sản phẩm và hoạt động của họ tác động rất lớn đến nhu cầu BH của khách hàng. Tuy nhiê, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về các yêu cầu nghề nghiệp, chuyên môn thống nhất đối với đại lý, chưa có cơ quan thống nhất trong việc kiểm tra, cấp chứng chỉ hành nghề cho đại lý và công việc này phó mặc cho doanh nghiệp.
Hoạt động tuyên truyền quảng bá về BHNT vẫn còn rất hạn chế:
Nguyên nhân: Công tác tuyên truyền quảng cáo về BHNT chưa được phổ biến rộng.
Hiện tại, thời lượng quảng cáo về BH nói chung và BHNT nói riêng trên các phương tiện truyền thông và truyền hình vẫn còn rất hạn chế. Việc quảng cáo trực tiếp qua các kênh phân phối chỉ đến được với một bộ phận nhỏ khách hàng. Các công tác từ thiện, xã hội do các doanh nghiệp BHNT thực hiện chưa được công chúng biết đến.
Bên cạnh những hạn chế do các nguyên nhân chủ quan của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý thì còn một số nguyên nhân khách quan như:
Người dân vẫn chưa thật sự tin tưởng vào các doanh nghiệp BH, sợ doanh nghiệp BH phá sản, việc tham gia BH của một bộ phận khách hàng vẫn chỉ ở mức thăm dò.Tập quán lo xa của người Việt Nam và thói quen giữ tiền mặt trong nhà cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng khai thác của các doanh nghiệp BH. Ngoài ra quyết định tham gia
BH cũng ảnh hưởng lớn bởi tâm lý lo lắng về sự mất giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ và vàng.
Một bộ phận lớn dân cư có tâm lý chủ quan xem nhẹ BH, coi rủi ro xảy ra là số phận và chấp nhận nó, không có ý thức tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ người thân.
Do sự mở cửa của thị trường tài chính, ngày càng có nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính trong và ngoài nước được thành lập và đi vào hoạt động với các sản phẩm tiêt kiệm, tài chính, chứng khoán hấp dẫn cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm BHNT.
Sau một thời gian triển khai, đến nay hàng loạt hợp đồng BH đã đến thời gian đáo hạn. Số hợp đồng đáo hạn chủ yếu tập trung vào BHNT do họ tiến hành khai thác từ những ngày đầu tiên hình thành thị trường.
=> Những hạn chế và nguyên nhân chủ quan và khách quan được đề cập là những lý do chính kìm hãm sự phát triển của thị trường BHNT, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường BH Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Một số kiến nghị đối với ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Đối với các doanh nghiệp BHNT:
1.Cần đa dạng hóa sản phẩm:.
Để có thể đa dạng hóa sản phẩm thì cần có công tác thiết kế và hoàn thiện sản phẩm thỏa mãn các điều kiện sau:
Sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chỉ khi phù hợp với nhu cầu thị trường thì sản phẩm mới bán được, doanh nghiệp mới thu hồi các chi phí đã bỏ ra và mới đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Đảm bảo cho các doanh nghiệp thu hồi các chi phí có liên quan và đảm bảo có lãi. Khi
thiết kế triển khai sản phẩm BHNT, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều thời gian và chi phí để tiến hành các công việc có liên quan như nghiên cứu thị trường, thu thập và xử lý số liệu, thiết kế sản phẩm, hội thảo, tập huấn, xây dựng chương trình, quy trình quản lý, hướng dẫn,... Mỗi sản phẩm BHNT không nhất thiết phải có lãi ngay khi triển khai nhưng sau một thời gian nhất định nó phải có lãi và làm tăng thêm lợi nhuận chung của các doanh nghiệp.
Sản phẩm phù hợp với khả năng, trình độ quản lý của các doanh nghiệp. Sự phù hợp ở
đây có thể hiểu là doanh nghiệp có đủ khả năng và điều kiện để đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng. Muốn được như vậy thì sản phẩm phải phù hợp với trình độ quản lý, phù
hợp với khả năng đáp ứng của chương trình tin học quản lý sản phẩm mà doanh nghiệp đang áp dụng.
Kết hợp hài hòa lợi ích của ngành BHNT với lợi ích của khách hàng và của đại lý. Sản
phẩm phải đảm bảo phù hợp về mức phí nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp bù đắp chi phí và có lãi, đồng thời phải có hoa hồng cho đại lý và môi giới thích hợp nhằm đảm bảo thu nhập cho lực lượng này và khuyến khích họ làm việc. Đồng thời mức phí này phải đủ thấp để khuyến khích khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đảm bảo sự phân biệt sản phẩm của ngành với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh BH khác, đồng thời đảm bảo mối tương quan giữa các sản phẩm mà ngành đã triển khai.
Sản phẩm phải tạo sự linh hoạt tối đa cho các doanh nghiệp trong triển khai. Các doanh nghiệp phải đảm bảo điều này do nhu cầu của khách hàng là không đồng nhất, mỗi cá nhân hay tổ chức tham gia sản phẩm đều quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của sản phẩm. Việc linh hoạt trong triển khai sản phẩm chính là sự thỏa mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu thiếu đồng nhất đó. Sự linh hoạt này có thể là phương thức đóng phí, phương thức trả tiền BH, về khả năng thay đổi số tiền BH, về các khoản bổ sung khác.
2.Đa dạng hóa kênh phân phối:
Nâng cao chất lượng đào tạo đại lý và mở rộng các trung tâm phục vụ khách hàng ra nhiều tỉnh:
+Hoàn thiện tốt giáo trình đào tạo đại lý. Tập trung vào mặt hình thức trình bày và các tình huống cụ thể giúp đại lý vận dụng vào thực tế.
+Tăng cường các buổi thực hành bán trên cơ sở lý thuyết bán hàng đã đào tạo cho đại lý. +Nâng cao chất lượng quản lý đại lý ở các cấp cơ sở về phương pháp kèm cặp và huấn luyện đại lý mới. Có công cụ giám sát và đánh giá các mặt tiến bộ từng kỹ năng bán hàng của đại lý.
+Cần có chế độ thù lao cụ thể cho các đối tượng tham gia vào công tác huấn luyện, kèm cặp đại lý tại cơ sở.
+Tăng cường việc đào tạo lại sản phẩm, nếu giữ cách đào tạo toàn bộ các sản phẩm hiện có của công ty thì trong một chương trình đào tạo cấp 1 đại lý không thể nắm hết được.
Khách hàng tham gia BHNT đều có mong đợi được giải quyết quyền lợi BH nhanh chóng, thỏa đáng, giữ đúng cam kết với khách hàng, tạo sự tiện lợi nhất cho khách hàng, chất lượng dịch vụ cao đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng không chỉ trong lĩnh vực BHNT mà còn cả các nhu cầu khác như công việc chăm sóc khách hàng sau khi khách hàng ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, đại lý phải thường xuyên thăm hỏi trong những dịp lễ Tết cũng như trong cuộc sống hàng ngày...Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng để có thể giữ chân khách hàng, hạn chế tình trạng từ bỏ hợp đồng khi chưa đáo hạn...
Nâng cao hệ thống phân phối phản hổi trực tiếp quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: thư tín, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện thoại,... Nâng cao chiến lược truyền thông:
Truyền thông trong BHNT là quá trình truyền tin về sản phẩm và về doanh nghiệp BHNT. Truyền thông bao gồm 4 công cụ chính đó là quảng cáo, xúc tiến bán, tuyên truyền và bán hàng cá nhân. Truyền thông có thể là sự trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp BH với khách hàng, với các đại lý, các nhà môi giới, các tổ chức trung gian hay giữa các nhà môi giới, các đại lý, các khách hàng với nhau. Kênh truyền thông có thể là kênh phân phối trực tiếp như điện thoại, thư từ, tivi hoặc qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa đại diện công ty với khách hàng. Một kênh truyền thông khác(kênh gián tiếp) đó là sự truyền miệng trong dân chúng, giữa các nhà môi giới, giữa nhà môi giới với khách hàng về sản phẩm của ngành BHNT. Vì vậy, ngành BHNT cần tham gia nhiều hoạt động từ thiện hơn nữa, tài trợ cho các chương trình giáo dục, văn hóa, thể thao, y tế cộng đồng,.. để nhiều người hơn nữa biết đến ngành BHNT.
• Đối với Nhà nước và Chính phủ:
1.Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, điều chỉnh các chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, bất chấp ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới như chiến tranh ở Irắc, khủng hoảng tài chính tại các nước Đông Nam Á, giá dầu thô tăng cao, dịch cúm gia cầm,bệnh SARR, nền kinh tế Việt Nam vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức trên 7%/năm. Đây chính là thành công của Chính phủViệt Nam trong việc vận dụng tài tình các chính sách kinh tế xã hội, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài khóa. Để tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục đưa ra chính sách tiền tệ hợp lý theo hướng kiểm soát lãi suất tiền gửi, duy trì tỷ giá hối đoái ổn định,...Đối với chính sách tài khóa, Chính phủ cần cắt giảm chi tiêu thông qua các biện pháp:tinh giảm bộ máy hành chính, tách biệt giữa hành chính sự nghiệp với
sản xuất kinh doanh; tăng cường thực hành tiết kiệm chống lãng phí, quản lý chặt các dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước.
2.Cải thiện môi trường đầu tư:
Sự phát triển của thị trường BHNT phụ thuộc rất nhiều vào môi trường đầu tư của nền kinh tế. Do vậy,Nhà nước cần ban hành, sửa đổi hệ thống các luật, các văn bản dưới luật phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam khi đã là thành viên WTO, bao gồm: luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật thuế, luật cạnh tranh,...Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đưa ra các biện pháp mạnh khắc phục tình trạng tham nhũng, sách nhiễu và thủ tục hành chinh rườm rà,tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh.
3.Cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc:
Để cải thiện tình hình kinh tế xã hội của các khu vực vùng sâu vùng xa, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực thì việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc thực chất là hoạt động đi trước đón đầu. Đầu tư cơ sở hạ tầng cần chú trọng vào hệ thống giao thông ở nông thôn, giao thông liên kết giữa các vùng kinh tế trọng điểm, hệ thống thông tin liên lạc giữa các vùng, các khu vực với các thành phố lớn. Thực chất đây chính là các hoạt động cần thiết tạo cơ hội kêu gọi đầu tư, du lịch cho các địa phương góp phần phát triển kinh tế xã hội của các vùng, cải thiện thu nhập cho dân cư.
4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố vô cùng quan trọng tác động đến chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp BH cũng như nhu cầu BH trong dân cư. Vì vậy, Nhà nước và Chính phủ cần có chính sách giáo dục đồng bộ tất cả các cấp học, tránh bệnh thành tích, tiêu cực đảm bảo giáo dục có chất lượng. Đặc biệt với giáo dục sau phổ thông, cần có