Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời, tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất

Một phần của tài liệu BAI GIAI DE THI CONG CHUC CAC NAM (Trang 29 - 31)

đồng thời, tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Theo dõi nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn. Chiến tranh Nga-Ukraine ảnh hưởng đến Việt Nam/Tp HCM

Lãnh đạo Vụ Thị trường Âu - Mỹ cho biết, Việt Nam là nước có độ mở kinh tế rất cao, hội nhập rất sâu vào kinh tế toàn cầu. Vì vậy, sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những biến động thị trường; tới tăng trưởng, phát triển kinh tế, hợp tác kinh tế thương mại, cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa.

Riêng về thị trường Nga và Ukraine, lãnh đạo Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ cho rằng, cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam tại khu vực Á - Âu. Xét về kim ngạch thương mại, Nga xếp ở vị trí thứ 1, Ukraine xếp ở vị trí thứ 6. Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Nga đạt khoảng 5,4 tỉ USD trong năm 2021, chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó chúng ta đang xuất siêu hơn 1 tỉ USD.

Nhìn vào cấu trúc xuất nhập khẩu của Nga, nước này chủ yếu xuất hàng nguyên liệu thô, nhập khẩu hàng tiêu dùng, rất ít nhập máy móc hay xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

Với cơ cấu xuất nhập khẩu được xem là của "một quốc gia đang phát triển", cùng quy mô nền kinh tế đang nhỏ dần khi GDP danh nghĩa khoảng 1.500-1.600 tỉ USD, nền kinh tế của Nga đang về ngang bằng Indonesia, hay chỉ tương đương một số tỉnh giàu của Trung Quốc.

Còn với Ukraine, kim ngạch xuất khẩu với Việt Nam không lớn 1 tỉ USD.

Do đó, xung đột hiện nay không tác động quá khủng khiếp cho Việt Nam về thương mại lẫn tài chính quốc tế. Riêng mảng lĩnh vực dịch vụ du lịch, đây là bài toán các doanh nghiệp phải tính toán trong thời gian tới.

Chính vì vậy, nếu xung đột Nga - Ukraine tiếp tục kéo dài, chắc chắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và hai nước trên.

Bởi, cuộc xung đột này là nguyên nhân làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt - dầu mỏ, lúa mỳ, nhôm, nickel, ngô… do thị phần sản xuất và xuất khẩu của các nước trên rất lớn.

Theo thống kê, hiện Nga xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm khoảng 12% kim ngạch thương mại toàn cầu và khoảng 2,5 triệu thùng/ngày đối với các sản phẩm dầu mỏ, chiếm khoảng 10% kim ngạch thương mại toàn cầu. Nga cũng là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu và khách hàng lớn nhất của nước này là Châu Âu;

Đối với mặt hàng nhôm và nickel, Nga cũng là nhà cung cấp lớn thứ ba thế giới. Riêng đối với mặt hàng lúa mỳ, Nga và Ukraine chiếm tới 1/4 nguồn cung xuất khẩu lúa mỳ của thế giới). Do đó nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài có thể khiến nhiều nước (trong đó có Việt Nam) gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu trên trong thời gian tới.

Về thanh toán các hợp đồng thương mại, đối với Nga, liên tiếp trong thời gian vừa qua, Mỹ và các nước phương Tây đã đưa ra hàng loạt lệnh trừng phạt nhắm vào hệ thống ngân hàng - tài chính của Nga. Những trừng phạt này, trước mắt sẽ ảnh hưởng đến việc thanh toán nhiều hợp đồng sử dụng đồng tiền thanh toán là đôla Mỹ.

Ngoài ra, tỉ giá đồng Rub biến động, mất giá rất mạnh khiến một số nhà nhập khẩu của Nga đề nghị tạm dừng thanh toán trong 2-3 tuần để chờ tình hình ổn định.

Về vận chuyển, lưu thông hàng hóa, hiện một số hãng tàu đã từ chối nhận đơn hàng vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Nga. Giá cước vận tải sẽ tiếp tục tăng cao cùng với sự chậm trễ trong vận chuyển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hoá.

Việc cấm vận hàng không cũng sẽ dẫn đến các hãng hàng không phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực gia tăng lên hệ thống vận chuyển logistics toàn cầu và giá cả hàng hóa.

Phải làm gì để giảm thiểu tác động xấu và ổn định sản xuất và

xuất khẩu?, vị lãnh đạo cho biết, đã có văn bản khuyến nghị các hiệp

hội, ngành hàng, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài trong thời gian tới.

Áp dụng các phương thức thanh toán an toàn hơn, cân nhắc thấu đáo trong lựa chọn các ngân hàng thanh toán, đặc biệt là trong bối cảnh cấm vận, trước khi giao kết hợp đồng.

Đối với các doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu với thị trường Nga và Ukraine, cần chủ động làm việc với các đối tác nhập khẩu về thanh toán, tiến độ giao hàng… để tránh rủi ro, đảm bảo quyền lợi.

Bộ chỉ đạo toàn bộ hệ thống thương vụ tại các nước Châu Âu có trách nhiệm cao nhất trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đang có gặp khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine, tìm cách chuyển hướng sang các thị trường phù hợp tại Châu Âu.

Các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các ưu đãi trong 15 Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước để đa dạng hóa thị trường.

Một phần của tài liệu BAI GIAI DE THI CONG CHUC CAC NAM (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w