3.2.2.1. Xác định SNP RAD51-rs1801320
DNA sau khi tách chiết được sử dụng để khuếch đại vùng gen có chứa SNP RAD51-rs1801320 bằng kỹ thuật PCR. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR trên gel agarose được thể hiện ở Hình 3.13.
Hình 3.13. Kết quả điện di sản phẩm PCR chứa SNP RAD51-rs1801320
M: marker 100 bp; (-): chứng âm. Các sản phẩm PCR của các mẫu DNA
Nhận xét:
- Sản phẩm PCR chứa SNP RAD51-rs1801320 thu được chất lượng tốt, gồm 1 băng duy nhất kích thước 600bp. Chứng tỏ cặp mồi đặc hiệu, chu trình nhiệt tối ưu. Sản phẩm PCR sử dụng được cho kỹ thuật PCR-RFLP tiếp theo.
Hình 3.14. Kết quả điện di sản phẩm cắt có SNP RAD51-rs1801320
M: Marker 100 bp; Sản phẩm PCR đoạn gen có RAD51-rs1801320 (1); Kiểu gen GG (2, 4-7); Kiểu gen CC (3); kiểu gen GC (8).
Nhận xét:
- Kết quả điện di sản phẩm của phản ứng cắt enzyme cho thấy ở tất cả các mẫu, các băng thu được rõ nét, có kích thước 337bp, 176bp, 161bp, 136bp, 127bp so trên thang DNA chuẩn. Cho thấy enzyme BstNI đã cắt sản phẩm PCR thành các đoạn có kích thước đúng như tính toán lý thuyết.
Hình 3.15. Giải trình tự đại diện sản phẩm PCR chứa SNP RAD51-rs1801320.
Nhận xét:
Tín hiệu giải trình tự với các đỉnh nucleotide rõ ràng. Mẫu PCR của kiểu gen CC có một đỉnh nucleotid C duy nhất, kiểu gen GC có hai đỉnh nucleotid G và nucleotid C, kiểu gen GG có một đỉnh nucleotid G duy nhất. Như vậy, kết quả giải trình tự thu được là trùng khớp với kết quả xác định kiểu gen bằng phương pháp RFLP.
3.3.2.2. Mối liên quan của SNP RAD51-rs1801320 với nguy cơ mắc UTBT
Kết quả phân tích SNP RAD51-rs1801320 trên tổng số đối tượng nghiên cứu và trong từng nhóm nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tỉ lệ kiểu gen/ alen SNP RAD51-rs1801320 và mối liên quan với nguy cơ mắc UTBT
RAD51- Nhóm UTBT Nhóm chứng Tổng p OR (CI95%)
rs1801320 n % n % N % Kiểu G 586 77,1 638 83,9 1224 80,5 1,0 0,001 1,553 alen C 174 22,9 122 16,1 296 19,5 (1,201-2,008) GG 242 63,7 264 69,5 506 66,6 1,0 Kiểu GC 102 26,8 110 28,9 212 27,9 1,012 0,000 (0,734-1,394) gen CC 36 9,5 6 1,6 42 5,5 6,545 (2,710-15,807) Di GG+GC 344 90,5 374 98,4 1,0 truyền CC 36 9,5 6 1,6 0,000 6,523 lặn (2,715-15,673) Di GG 242 63,7 264 69,5 1,0 truyền GC+CC 138 36,3 116 30,5 0,091 1,298 trội (0,959-1,756) Nhận xét:
- Trong tổng 2 nhóm nghiên cứu tỉ lệ alen C (19,5%) thấp hơn alen G và kiểu gen GG có tần suất cao nhất, và kiểu gen CC có tần suất thấp nhất.
-Tỉ lệ alen C nhóm UTBT cao hơn nhóm chứng. Alen C có nguy cơ mắc UTBT cao hơn alen G 55% với p<0,05, ORC/G=1,55, CI95% 1,201-2,008.
- Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp CC ở nhóm UTBT cao hơn so với ở nhóm chứng, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kiểu gen CC có nguy cơ mắc UTBT cao hơn các kiểu gen còn lại 6,5 lần trong mô hình so sánh đồng hợp (ORCC/GG=6,545; CI95%=2,710-15,807) và mô hình di truyền lặn (ORCC/(GG+GC)=6,523; CI95%=2,715-15,673).
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa SNP rs1801320 với giai đoạn và mô bệnh học RAD51-rs1801320 GG GC CC p1 ORGG/(GT+TT)2 CI95% n % n % n % UT biểu mô 199 64,6 82 26,6 27 8,8 1,0 Mô UT tế bào mầm 29 61,7 12 25,5 6 12,8 1,163 bệnh 0,835 (0,504-2,684) học UT mô đệm- 14 56,0 8 32,0 3 12,0 1,157 sinh dục (0,503-2,661) Giai đoạn IV 25 65,8 8 21,1 5 13,1 1,0 Giai đoạn I 71 64,0 24 21,6 16 14,4 1,051 (0,487-2,268) Giai 0,055 1,141
đoạn Giai đoạn II 26 52,0 18 36,0 6 12,0
(0,488-2,665)
Giai đoạn III 120 66,3 52 28,7 9 5,0 0,989 (0,488-2,006)
1 Kiểm định Chi square. 2OR được điều chỉnh theo các biến tuổi chẩn đoán bệnh, tuổi có kinh, tình trạng mãn kinh theo mô hình hồi quy logistic đa biến. Ung thư biểu mô và giai đoạn IV là các nhóm tham chiếu.
Nhận xét:
-Phân bố các nhóm mô bệnh học và các giai đoạn phát hiện bệnh theo FIGO giữa các nhóm kiểu gen không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,835 và p=0,055).
-Khi hiệu chỉnh theo các biến tuổi chẩn đoán bệnh, tuổi có kinh, tình trạng mãn kinh theo mô hình hồi quy logistic đa biến chưa tìm thấy mối liên quan giữa các kiểu gen với phân loại mô bệnh học và giai đoạn bệnh.