Cách sao lưu và phục hồi dữ liệu với SelfImage

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 58 - 62)

- Thiết lập các thông số:

2- Cách sao lưu và phục hồi dữ liệu với SelfImage

- Tạo ra bản sao (file ảnh) của dữ liệu để đề phòng những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra được xem là vấn đề cần thiết đối với người sử dụng máy tính.

Hiện nay, có nhiều phần mềm hỗ trợ việc sao lưu và phục hồi dữ liệu. SelfImage là phần mềm miễn phí được giới thiệu sau đây có thể là công cụ hoàn hảo mà bạn cần có trong máy tính.

* Tải và cài đặt:

Để cài đặt click vào tập tin SelfImageSetup.exe\Next\I gree\Next\Next\Finish.

* Cách sử dụng:

Đối với SelfImage, có thể sao lưu từng tập tin, từng partition (đĩa C, D, E, F... là các phần được chia nhỏ từ đĩa cứng), hoặc các thiết bị lưu trữ được chia sẻ qua mạng (NBD - network block devices).

2.1- Sao lưu:

Thực hiện theo các bước sau:

- Chọn loại dữ liệu nguồn bạn cần sao lưu: Tập tin, ổ đĩa (partition), hoặc các thiết bị lưu trữ trên mạng. Nếu chọn NBD, nhập thêm tên máy server hoặc địa chỉ IP vào ô Host, số cổng trong ô Port (số cổng này được mở trên máy chủ nhằm tạo nhiều server trong một máy).

- Chọn mức độ nén cho file ảnh (Compress Image): Có 3 cấp độ nén là gzip (fast – file ảnh được tạo nhanh hơn bình thường chút ít, mức độ nén thấp); gzip (best – mức độ nén cao hơn gzip (fast), tốc độ tạo file ảnh nhanh; bzip2 (mức độ nén cao nhất, thời gian tạo file ảnh chỉ bằng ¼ của gzip (best)). Nếu muốn tạo file ảnh bình thường (không nén), chọn “None” ở bước này.

-Trong của sổ Output, có 3 kiểu xuất dữ liệu là file ảnh, partition, và NBD. Chọn 1 trong 3 kiểu, đặt tên file ảnh, rồi ấn nút Start để xuất file.

Lưu ý : SelfImage cho phép ánh xạ trực tiếp từ partition sang partition. Tuy nhiên, không nên làm thử trừ khi hiểu rõ việc mình đang làm. Vì dữ liệu trong partition đích sẽ bị hư tổn do dữ liệu từ partition nguồn ánh xạ vào. Tốt nhất nên chọn dữ liệu xuất là file ảnh.

2.2-Phục hồi:

- Dữ liệu để phục hồi có thể là partition hoặc một file ảnh tạo nên trước đó. Nếu dữ liệu là partition, bấm chọn Drive trong hộp Input, chọn tiếp partition cần phục hồi. Trong phần Output, cũng chọn Drive (vì partition khi phục hồi cũng sẽ là một partition). - Cuối cùng, ta bấm nút Start, rồi chờ chương trình xử lý. Trường hợp có từ 2 hoặc nhiều ổ đĩa cứng trong máy, SelfImage sẽ liệt kê các ổ đĩa cứng theo thứ tự Harddisk0, Harddisk1, Harddisk2... Chọn đúng ổ cứng cần phục hồi mà thực hiện.

- Đối với dữ liệu cần phục hồi là một file ảnh, thao tác chọn file và vị trí lưu sau khi phục hồi tương tự ở phần sao lưu. Tuy nhiên, ở phần này, nếu dữ liệu nguồn bị nén (lúc tạo bản sao), muốn dữ liệu trở về trạng thái bình thường (không nén) sau khi phục hồi thì nhớ ấn nút “Decompress Source” trước khi bấm Start.

- Nếu phục hồi dữ liệu từ thiết bị lưu trữ trên mạng thì phải nhập đầy đủ tên máy chủ hoặc địa chỉ IP, số cổng, và tên thiết bị rồi bấm Start như ở phần sao lưu.

SelfImage phiên bản 1.2.1 tương thích với tất cả các phiên bản của Windows. Chương trình cũng làm việc tốt đối với các partition được chia bởi hệ điều hành Linux.

Phụ lục 3: Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu 1. Giới thiệu về Ubuntu:

Ubuntu là một bản phân phối Linux mã nguồn mở chủ yếu dành cho máy tính để bàn dựa trên Debian GNU/Linux. Nó được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là Mark Shuttleworth); tên của bản phân phối đại thể bắt nguồn từ quan niệm “ubuntu” của Nam Phi, “con người hướng đến con người”. Nó được phát hành khoảng mỗi 6 tháng - thường xuyên hơn Debian - một thời gian ngắn sau mỗi phiên bản GNOME mới. Nó có ưu điểm là dễ sử dụng hơn Debian. Tiện ích sudo được dùng cho việc truy cập của người quản lý.

Ubuntu tập trung vào khả năng dễ sử dụng, bao gồm việc sử dụng rộng rãi của công cụ sudo cho các thao tác quản trị. sudo chứng thực người dùng bằng mật khẩu của chính họ mà không phải sử dụng mật khẩu của một người dùng đích để có được quyền cho các lệnh xác định với những người dùng cụ thể tại các máy chủ cụ thể mà không cần chia sẻ mật khẩu cho họ và cùng lúc đó, giảm thiểu mối nguy hiểm của các thiết bị đầu cuối không được giám sát. Một khi người dùng được xác nhận, hệ thống sẽ cập nhật một mốc thời gian và sau đó người dùng có thể sử dụng sudo mà không cần mật khẩu trong một khoảng thời gian ngắn (5 phút nếu không sửa chữa trong /etc/sudoers). Trình cài đặt Ubiquity (trước đây gọi là Espresso), có trong phiên bản "Dapper" chạy trực tiếp từ đĩa CD (LiveCD), cho phép cài đặt Ubuntu lên đĩa cứng ngay trong môi trường đĩa chạy trực tiếp mà không cần phải khởi động lại máy tính. Hơn thế nữa, Ubuntu hướng đến khả năng sử dụng cho người dùng khuyết tật và việc quốc tế hoá, với mục đích có càng nhiều người dùng càng tốt. Ở phiên bản 5.04, UTF-8 là bảng mã mặc định.

Bên cạnh các công cụ hệ thống chuẩn và các ứng dụng nhỏ khác, Ubuntu được phân phối cùng với phần mềm cài đặt sẵn OpenOffice.org, trình duyệt internet Firefox, và trình biên tập đồ hoạ GIMP. Một số trò chơi bài và trò chơi giải đố cũng có sẵn.

Ubuntu cung cấp một tập hợp đầy đủ các tính năng có thể hoạt động ngay lập tức từ bản cài đặt chuẩn, nhưng lại vừa vặn trong 1 đĩa CD. Có một đĩa chạy trực tiếp và một đĩa cài đặt truyền thống cho mỗi lần phát hành. CD chạy trực tiếp cho phép người dùng xem xét phần cứng của họ có tương thích với hệ điều hành hay không trước khi cài đặt lên đĩa cứng. Đĩa Ubuntu, Edubuntu được gửi miễn phí cho bất cứ ai yêu cầu, và tập tin ảnh đĩa cũng có sẵn để tải về. Ubuntu khi chạy cần 256 MB RAM, và khi cài đặt lên đĩa cứng, chiếm 3GB dung lượng đĩa trống.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 58 - 62)