LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quan niệm về xã hội học của các nhà xã hội học trên thế giới và liên hệ tại việt nam (Trang 31 - 32)

Ở Việt Nam xã hội học bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ XX. Xã hội học ở Việt Nam còn khá non trẻ, nhưng tư tưởng của Hồ Chí Minh về xã hội học đã được soi sáng bằng học thuyết Marx, Engel và Lê nin. Tuy xã hội học Việt Nam chưa phát triển mạnh, nhưng sự phát triển về lý luận về xã hội học nói chung và những nghiên cứu xã hội học cụ thể của Marx và Engel đã đặt nền móng quan trọng trong việc hình thành, phát triển xã hội học Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về cách mạng Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người. Tư tưởng của Người là nền tảng cho mọi hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Trong các tác phẩm của Người có nhiều nội dung về xã hội học. Từ việc phân tích phong trào cách mạng Đông Dương, phân tích tình hình chính trị Quốc tế và sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản. Người đã phân tích về phân tầng xã hộ'i, đấu tranh giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, các nhà lý luận cách mạng Việt Nam nghiên cứu các thời kỳ phát triển lịch sử cụ thể của đất nước đã xây dựng nên hệ thống phương pháp luận xã hội học.

Từ năm 1992 xã hội học được đưa vào giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học và ngày càng có nhiều điều kiện phát triển ờ Việt Nam. Từ đó cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu về xã hội học được triển khai và đã tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát ưiển đất nước. Những tri thức của xã hội học đã thâm nhập ngày một sâu rộng vào các lĩnh, vực hoạt động của đời xã hội nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, và hạn chế những mặt

trái của nền kinh tể thị trường. Đồng thời đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu về xã hội học cũng ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Qua quá trình hình thành và phát triển trong thời gian qua xã hội học đã thể hiện rõ là một ngành khoa học độc lập và ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quan niệm về xã hội học của các nhà xã hội học trên thế giới và liên hệ tại việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w