Việt Nam
Dựa trên những cơ sở lý thuyết cùng các nghiên cứu thực nghiệm cả trong và ngoài nước, nhóm chúng em đã đưa ra mô hình kinh tế lượng nhằm đưa ra mối tương quan giữa thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường Việt Nam thông qua các biến số:
Lãi suất danh nghĩa, lạm phát, cung tiền M2, GDP và thâm hụt ngân sách. Nhờ sự hỗ trợ của công cụ nghiên cứu định lượng Stata, nhóm đã rút ra những kết luận về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thị trường Việt Nam như sau:
R = 5.3193 +0.6881*GDP + 0.4255*Inf + 0.0879*M2 + 0.7345*BD
Thâm hụt ngân sách và lãi suất thị trường Việt Nam là mối quan hệ cùng chiều. Cụ thể, khi thâm hụt ngân sách nhà nước tăng/giảm 1% (với điều kiện các biến còn lại trong mô hình không thay đổi) thì lãi suất danh nghĩa trên thị trường Việt Nam sẽ tăng giảm 0,73%. Điều đó có nghĩa rằng, thâm hụt ngân sách càng lớn thì lãi suất càng bị đẩy lên cao, gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh do hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân đã được chỉ ra trong phần cơ sở lý thuyết ở trên. Vì vậy, Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách phù hợp để cải thiện mức thâm hụt ngân sách nhà nước cũng như sự ảnh hưởng tới lãi suất trên thị trường.
Hạn chế bài nghiên cứu của nhóm: Do khả năng tiếp cận số liệu còn nhiều hạn chế nên bài nghiên cứu của nhóm chỉ có thể sử dụng số liệu của Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2019. Do vậy, nhóm chưa thể chỉ ra mối tương quan giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất trên thị trường Việt Nam trong khoảng thời gian dài hơn nữa. Thêm vào đó là sự hạn chế về mặt kiến thức cùng thời gian nghiên cứu, bài tiểu luận của nhóm chúng em vẫn còn tồn tại nhiều sai sót.