Tình hình nhập khẩu dịch vụ 1.Kim ngạch nhập khẩu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 27 - 32)

2.1. Kim ngạch nhập khẩu

So với thương mại dịch vụ quốc tế, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam chỉ đóng góp một phần nhỏ. Tuy nhiên, phần nhỏ này đã có nhiều biến động trong 10 năm từ 2010 đến 2019.

8

https://www.trademap.org/Country_SelServiceCountry_TS.aspx?nvpm=1%7c704%7c%7c%7c%7c%7c%7cS04%7c1% 7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1

Nguồn: Trade Map9 Hình 15. Kim ngạch Nk DV của Việt Nam giai đoạn 2010-2019 (tỷ USD)

Thực tế cho thấy, kim ngạch nhập khẩudịchvụ của Việt Nam đã tăng gần như liên tục qua các năm từ 2010 đến 2019 (tăng gấp 1,9 lần từ 9,9 tỷ lên 18,77 tỷ USD), nhưng tốc độ tăng chậm và không có sự đột phá.

Trong cả giai đoạn 2010 – 2019, có duy nhất một lần kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam bị giảm là vào năm 2012. Có nhiều lý giải về sự tụt dốc này, bên cạnh những nguyên nhân bên trong từ chính các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam thì hậu quả ảnh hưởng từ suy thoái toàn cầu, sự tăng trưởng thấp và bất ổn tại các nước phát triển đang tác động đến các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư cũng bị cho là lý do gây ra một năm ảm đạm cho ngành xuất khẩu dịch vụ tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ quốc tế giảm 5.08% vào năm 2015 và thương mại hàng hóa quốc tế cũng giảm vào cả 2 năm 2015, 2016 nhưng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam trong năm 2 này đều tăng. Sự đối lập này xảy ra do những cuộc xung đột chính trị gay gắt diễn ra liên tiếp trong năm 2014. Các sự kiện chính trị này có tác động mạnh mẽ đến các nước lớn và từ đó ảnh hưởng đến thương mại quốc 9

https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?nvpm=1%7c704%7c%7c%7c%7c%7c%7cS00%7c1% 7c3%7c1%7c1%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1

tế. Tuy nhiên, với quy mô xuất khẩu của Việt Nam thì sự tác động là không lớn và có thể áp dụng nhiều biện phát đề phòng. Vào năm 2016, Việt Nam đưa sản xuất dịch vụ dựa trên yếu tố đầu vào thuộc sở hữu của người khác vào khai thác, chiếm tỉ trọng lớn trong nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam những năm sau này, là nguyên nhân chính trong sự tăng đột phá kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam.

Trong thời gian tới, với sự hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp cận nhanh chóng khoa học công nghệ mới trên thế giới và sự quan tâm phát triển dịch vụ của Chính phủ, kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam sẽ dần cải thiện để tạo ra thặng dư (cải thiện cả về số lượng và chất lượng). Tuy nhiên, tốc độ tăng vẫn còn thấp và để có sự cân bằng của kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cần phải có quá trình đầu tư bài bản về vốn, lao động, cơ sở vật chất.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình nhập khẩu dịch vụ, cần quan sát một số nước trong khu vực:

Nguồn: Trade Map10 Hình 16. Kim ngạch NK DV của một số nước thành viên ASEAN (tỷ USD)

Nhìn chung, các nước càng phát triển càng nhập khẩu dịch vụ nhiều, và luôn có xu hướng tăng dần qua các năm. Đặc biệt năm 2011 cả 5 nước đều có sự gia tăng đáng kể trong kim ngạch nhập khẩu dịch vụ dù đó là một năm biến động phức tạp ở các nước 10https://www.trademap.org/Service_SelService_TS.aspx?nvpm=1%7c%7c%7c

đầu tàu như: cuộc khủng hoảng chính trị ở 11 nước Bắc Phi, Trung Ðông và thảm họa thiên tai tại Nhật Bản còn ở các nước châu Á lại như ngọn hải đăng hy vọng bằng cách tăng cường thương mại và hòa nhập tài chính trong khu vực, và mở rộng quan hệ với các nền kinh tế mới nổi khác.

2.2. Cơ cấu nhập khẩu

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, cơ cấu 3 nhóm ngành dịch vụ trong kim ngạch nhập khẩu dịch vụ quốc tế có những thay đổi đáng kể.

Nguồn: Trade Map11 Hình 17. Cơ cấu NK DV của Việt Nam giai đoạn 2010-2019 (%)

a) Dịch vụ du lịch

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam và có xu hướng giảm dần (từ 66,67% vào năm 2010 xuống 44,38% vào năm 2019), cao nhất vào năm 2011: kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chiếm tới 69,57%. Xu hướng này ngược với sự chuyển dịch cơ cấu của thương mại dịch vụ quốc tế.

11

https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?nvpm=1%7c704%7c%7c%7c%7c%7c%7cS00%7c1% 7c3%7c1%7c1%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1

Dù tốc độ trung bình cả giai đoạn là giảm nhưng trong một số năm, tỷ trọng dịch vụ tăng một lượng không hề nhỏ. Điển hình vào năm 2011, tỷ trọng này tăng 4,3%.

Theo Tổng cục Du lịch, ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có nên vẫn phải nhập khẩu nhiều từ các nước khác nhưng hiện nay đang có xu hướng giảm mạnh, biểu hiện rõ rệt du lịch trong nước ngày càng phát triển và tiềm năng phát triển lĩnh vực này ngày càng tăng. Diễn đàn Kinh tế thế giới chỉ xếp du lịch Việt Nam ở vị trí 80/140 về chỉ số cạnh tranh trên thế giới, thứ 16/25 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn sẽ là một trong những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ Việt Nam.

b) Dịch vụ vận tải

Nhìn chung, tỷ trọng dịch vụ vận tải trong kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam tăng mạnh, tăng khoảng 2,21 lần từ 14,85% năm 2010 lên 32,77% vào năm 2019. Điều này có thể được giải thích do ngành vận tải của Việt Nam chưa phát triển. Hiện nay, hầu hết các hãng logistics lớn của thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam và thị trường trong nước có hơn 1.000 doanh nghiệp tư nhân trong ngành này đang hoạt động nhưng hầu hết là vận tải nhỏ lẻ. Cùng với sự phát triển nhanh chóng trong xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, vận tải đường biển ngày càng có nhu cầu cao ở nước ta dẫn tới tỷ trọng nhập khẩu dịch vụ vận tải ngày càng tăng nhanh. Nếu có sự kết nối tốt giữa các doanh nghiệp trong ngành và các doanh nghiệp xuất/ nhập khẩu hàng hóa thì tiềm năng của ngành này sẽ vượt lên khỏi mức trung bình hiện nay và giảm đáng kể tỷ trọng nhập khẩu dịch vụ vận tải.

c) Dịch vụ khác

Nhóm các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng ít nhất trong kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam suốt 10 năm và có sự tăng giảm bất thường qua từng năm, chiếm tới 22,86% vào năm 2019.

Trong nhóm dịch vụ này, có các dịch vụ liên quan đến xây dựng, bảo hiểm và hưu trí với nhu cầu lớn và ngày càng tăng cao. Ở Việt Nam, nhóm dịch vụ này cũng nhận được nhiều quan tâm của các cá nhân, tổ chức và cả Nhà nước nhưng tiềm lực chưa mạnh, thiếu nguồn lao động chất lượng và đầu tư không đồng bộ. Vì thế, dù nhìn thấy giá trị to lớn nhưng Việt Nam vẫn cần nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài.

Ngoài ra, Việt Nam đang nhập khẩu để sử dụng tài sản trí tuệ, dịch vụ tài chính, bảo trì và sửa chữa nhưng tăng chậm... Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng xuất khẩu dịch vụ chất lượng cao tại chỗ cho cộng đồng các thể nhân, doanh nghiệp FDI và các cơ quan đại diện về ngoại giao, thương mại, báo chí, hiệp hội và tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam để hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên năng động,

Trong ba nhóm ngành dịch vụ, nhóm dịch vụ du lịch vẫn đang chiếm ưu thế và có khả năng sẽ sụt giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 27 - 32)