CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐỐI VỚI TMDV QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cuộc cách mạng 4.0) đối với thương mại dịch vụ quốc tế (Trang 34)

QUỐC TẾ

Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 đã trở thành chủ đề “nóng”, được bàn luận nhiều nhất ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc), nhưng Trung Quốc khá thành công trong khống chế và kiểm soát dịch bệnh, đến ngày 17/10/2020, số ca nhiễm của Trung Quốc đứng thứ 53/215 quốc gia. Sau 9 tháng lây lan, đến nay, theo WHO, tâm dịch Covid-19 đã chuyển từ châu Á sang châu Âu, sự bùng phát mạnh ở châu Âu có thể lý giải như sau:

- Thứ nhất, châu Âu và Mỹ là những vùng khí hậu lạnh, rất thích hợp với sự phát triển của Covid-19. So với các quốc ở châu Á, châu Âu có tỷ lệ người già cao, khả năng chống đỡ với bệnh viêm đường hô hấp kém hơn, nên tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao hơn.

- Thứ hai, hệ thống y tế công cộng ở một số quốc gia châu Âu như: Pháp, Italia bị quá tải, thiếu nhân lực, thiếu thiết bị phòng chống.

- Thứ ba, tâm lý chủ quan ở châu Âu lớn, công dân châu Âu luôn được đề cao quyền riêng tư và tự do cá nhân. Nhiều lãnh đạo các quốc gia châu Âu cho rằng, dịch bệnh Covid-19 chỉ là cúm mùa như một số năm đã xảy ra, chủ trương để người dân tự thích nghi (không can thiệp, để thả tự do), tự miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, các quốc gia châu Âu đã chủ quan, thiếu biện pháp kiểm soát dịch bệnh kịp thời.

- Thứ tư, Hiệp ước Liên minh Châu Âu (Hiệp ước Schengen) cho phép người dân các nước được tự do đi lại, cư trú, điều đó kéo theo sự lây lan mầm bệnh Covid-19, loại bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan do tiếp xúc thông thường.

- Thứ năm, các quốc gia châu Âu dường như chú trọng vào yếu tố kinh tế và chính trị nhiều hơn, nếu mạnh tay chống dịch sẽ làm tổn thương đến kinh tế và động chạm đến các vấn đề chính trị.

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cuộc cách mạng 4.0) đối với thương mại dịch vụ quốc tế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)