III. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
3.7. Trách nhiệm thực hiện Đề án
3.7.1. Trách nhiệm các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương, các cơ quan có liên quan các cấp triển khai thực hiện các
nội dung, nhiệm vụ, dự án của Đề án; thành lập Ban chỉ đạo liên ngành do Bộ trưởng làm Trưởng ban để tổ chức thực hiện Đề án;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để theo dõi, kiểm tra thực hiện Đề án có hiệu quả, đúng tiến độ; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ và định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án; đồng thời, theo dõi, giám sát việc thực hiện các dự án thuộc Danh mục dự án ưu tiên thực hiện Đề án này;
- Chủ trì phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án trong Đề án liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phân bổ nguồn lực tài chính từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn liên quan khác đồng thời huy động nguồn lực quốc tế ưu tiên cho công tác điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng CSDL ĐDSH;
- Tổ chức thực hiện và công bố kết quả kiểm kê, quan trắc ĐDSH và báo cáo ĐDSH quốc gia; quy định nội dung, phương pháp, quy trình và hướng dẫn thực hiện kiểm kê ĐDSH; quy định về lập báo cáo ĐDSH của các khu vực ưu tiên bảo tồn; quy định các chỉ thị, chương trình quan trắc; hướng dẫn, kiểm tra ĐDSH và việc tổ chức thực hiện quan trắc ĐDSH trên cả nước; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện chương trình quan trắc ĐDSH quốc gia; tổ chức xây dựng, quản lý vận hành CSDL ĐDSH quốc gia thống nhất trong phạm vi cả nước. Cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu ĐDSH cho quốc tế, các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị có nhu cầu và công khai các thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý, bảo tồn và các mục tiêu khác theo quy định.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ, các chương trình, đề án, dự án trong Đề án thuộc phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của Bộ;
- Tổ chức quan trắc ĐDSH tại các Vườn quốc gia được giao trực tiếp quản lý. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tích hợp các yêu cầu về điều tra, kiểm kê ĐDSH trong các chương trình, dự án kiểm kê ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin dữ liệu ĐDSH nông, lâm nghiệp và thủy sản đồng thời kết nối CSDL ngành nông, lâm nghiêp và thủy sản với CSDL ĐDSH quốc gia;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án.
c) Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì xây dựng các đề xuất, giám sát việc thực hiện các chương trình, các nhóm đề tài nghiên cứu hỗ trợ công tác điều tra, kiểm kê, quan trắc và xây dựng CSDL ĐDSH;
- Cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin dữ liệu đa dạng sinh nguồn gen đồng thời kết nối CSDL nguồn gen với CSDL ĐDSH quốc gia;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án điều tra, kiểm kê, quan trắc ĐDSH theo danh mục dự án được phân công của Đề án;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Bố trí vốn đầu tư cho các Bộ, ngành ở trung ương và địa phương thực hiện các nhiệm vụ, dự án từ nguồn kinh phí đầu tư phát triển, đầu tư mua sắm các thiết bị, công cụ, xây dựng cơ sở hạ tầng điều tra, kiểm kê, quan trắc và xây dựng CSDL ĐDSH theo kế hoạch được duyệt trung hạn và hàng năm;
- Vận động các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH nói chung và điều tra, kiểm kêm quan trắc, lập báo cáo và xây dựng CSDL ĐDSH nói riêng;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án điều tra, kiểm kê, quan trắc ĐDSH theo danh mục dự án được phân công của Đề án;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án.
đ) Bộ Tài chính:
- Căn cứ vào Đề án này và văn bản đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và địa phương, trình Thủ tưởng Chính phủ cân đối các nguồn kinh phí sự nghiệp, đặc biệt là nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cũng như các nguồn kinh phí khác để thực hiện các nhiệm vụ, dự án điều tra, kiểm kê, quan trắc, xây dựng và vận hành CSDL ĐDSH theo đúng kế hoạch được duyệt;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, các chương trình, đề án, dự án được phân công trong Đề án thuộc phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn; thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ điều tra, kiểm kê, quan trắc và xây dựng CSDL ĐDSH trong kế hoạch, chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ của cơ quan;
- Cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin dữ liệu ĐDSH đồng thời kết nối CSDL với CSDL ĐDSH quốc gia;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dang sinh học theo danh mục dự án được phân công của Đề án;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án.
6.2. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ đạo thực hiện kiểm kê ĐDSH thuộc địa bàn quản lý và công bố kết quả; tham gia quan trắc ĐDSH theo chương trình quan trắc ĐDSH đã được phê duyệt; xây dựng, quản lý vận hành CSDL ĐDSH thuộc địa bàn quản lý, kết nối, tích hợp vào CSDL ĐDSH quốc gia; xây dựng báo cáo ĐDSH cấp tỉnh;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dang sinh học theo danh mục dự án được phân công của Đề án;
- Ưu tiên bố trí các nguồn lực của địa phương và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn lực do trung ương cấp để thực hiện Đề án;
- Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả hoạt động điều tra, kiểm kê, quan trắc và vận hành CSDL ĐDSH do địa phương thực hiện;
- Lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ, dự án trong Đề án với các Chiến lược khác có liên quan trên địa bàn; lồng ghép các nội dung điều tra, kiểm kê, quan trắc, xây dựng CSDL ĐDSH trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Đề án tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hằng năm việc thực hiện Đề án trên địa bàn theo quy định;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án.