Mô hình phân loại sản phẩm tự động

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn cơ điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 26 - 28)

Hình 6.11: sơ đồ khối mô hình

Hoạt động :

Khi nhấn nút Reset thì hệ thống trở về trạng thái ban đầu (băng tải dừng, gạt trở về vị trí mặt định) đồng thời sáng đèn start báo hiệu quá trình đã sẵn sàng để khởi động hệ thống.

Nhấn nút Start thì hệ thống bắt đầu hoạt động sẽ tắt đèn start đồng thời mở động cơ băng tải hoạt động, khi sản phẩm vào băng tải (được cấp bởi người sử dụng) thì băng tải sẽ đưa sản phẩm chạy qua CB1 (cảm biến 1), tại đây cảm biến sẽ phát hiện vật có đạt tiêu chuẩn hay không ( tiêu chuẩn về chiều cao, màu sắt, kim loại hay phi kim… tùy vào cảm biến sử dụng ).

Nếu vật đạt tiêu chuẩn thì băng tải tiếp tục đưa vật đến CB2 (cảm biến 2), tại đây cảm biến 2 sẽ phát hiện vật đã đạt tiếu chuẩn và báo cho trạm kế tiếp, đồng thời kết thúc quá trình kiểm tra để băng tải dừng. (Ở đây có thể sử dụng

60

một cảm biến ở đầu băng tải để phát hiện có sản phẩm tới và hệ thống hoạt động tự động hoàn toàn).

Nếu vật không đạt tiêu chuẩn thì động cơ Gạt sẽ gạt sản phẩm xuống máng trượt loại bỏ sản phẩm, khi sản phẩm trượt ngang qua CB3 (cảm biến 3) thì động cơ Gạt trở về vị trí ban đầu, đồng thời băng tải dừng hoạt động để đợi sản phẩm tiếp theo. (Ở đây có thể sử dụng một cảm biến ở đầu băng tải để phát hiện có sản phẩm tới và hệ thống hoạt động tự động hoàn toàn).

Khi nhấn nút Stop thì hệ thống ngừng hoạt động ngay lập tức. Các thành phần chính trong mô hình :

- Băng tải

- Động cơ băng tải

- Cảm biến 1 ( có thể là cảm biến cảm ứng, cảm biến điện dung, cảm biến quang phát hiện màu)

- Cảm biến 2 là cảm biến quang một đầu - Cảm biến 3 là cảm biến gương phản xạ - PLC lập trình

- Bộ điều khiển bằng relay - Động cơ gạt - Các công tắc hành hình gạt - Mạch điếm sản phẩm và màn hình hiển thị - Máng trượt - Các jack cắm - Các nút nhấn - … Nhiệm vụ các thành phần

Băng tải : Có nhiệm vụ đưa sản phẩm đến các vị trí kiểm tra và sang trạm

kế tiếp.

Cảm biến 1 : Nếu là cảm biến cảm ứng thì có khả năng phân biệt giữa

kim loại và phi kim. Nếu là cảm biến điện dung thì có khả năng phân biệt được những vật chất có hằng số điện môi khác nhau (kim loại, phi kim …). Nếu là cảm biến quang phát hiện màu thì có thể phân biệt được các màu sắc khác nhau.

61

Cảm biến 2 : Là cảm biến quang 1 đầu có nhiệm vụ phát hiện sản phẩm

đã đi hết hành trình để báo cho trạm kế tiếp và dừng hệ thống để chờ sản phẩm kế tiếp.

Cảm biến 3 : Có nhiệm vụ phát hiện sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đã

rơi xuống máng, đồng thời phát hiện máng chứa sản phẩm đã đầy.

PLC lập trình : Có nhiệm vụ là bộ xử lý trung tâm, giúp mô hình hoạt

động theo ý đồ đã đề ra, có thể lập trình được, đỗ chương trình, kết nối với máy tính, giám sát quá trình hoạt động trên mà hình (SCADA) …

Bộ điều khiển bằng relay : Có nhiệm vụ thay thế PLC thực hiện các

nhiệm vụ đơn giản, có thể ứng dụng trong môn học trang bị điện và so sánh với quá trình hoạt động của PLC.

Động cơ gạt : Có nhiệm vụ gạt sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuống

máng trượt.

Các công tắc hành trình : Giúp giới hạn hành trình của động cơ gạt.

Máng trượt : Nơi chứa sản phẩm không đạt yêu cầu.

Mạch đếm sản phẩm và màn hình hiển thị : Có nhiệm vụ đếm số lượng

sản phẩm đạt và không đạt, hiển thị lên mà hình thông báo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn cơ điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)