c) Gang cầu ferit peclit
5.1.2.1 Đồng nguyên chất
a. Các đặc tính của đồng nguyên chất
- Đồng là một trong những nguyên tố đầu tiên mà con người biết sử dụng. Trữ lượng đồng không lớn, khoảng 0,1% trọng lượng vỏ quả đất;
- Đồng là kim loại có màu đỏ, do đó đồng nguyên chất trong kỹ thuật còn được gọi là đồng đỏ;
- Đồng là kim loại không chuyển biến thù hình, chỉ có một kiểu cấu trúc mạng tinh thể là lập phương diện tâm với thông số mạng a = 3,608A0, đường kính nguyên tử là 2,56A0;
- Khối lượg riêng γ = 8,94g/Cm3; - Nhiệt độ nóng chảy 10830C;
- Tính dẫn điện và dẫn nhiệt rất cao;
- Tính chống ăn mòn tốt. Đồng có tính ổn định hoá học cao trong nước thường, nước biển, khí quyển và cả các môi trường hóa học: axit hữu cơ, kiềm…nó phản ứng với amôniăc, hoà tan trong axit sunfuric ở trạng thái nóng, trong axit nitric, axit clohyđric;
- Độ bền không cao nhưng tăng lên mạnh khi biến dạng nguội. Ở trạng thái đúc: бb = 160N/mm2, HB = 40, б0,2 = 35N/mm2, ở trạng thái biến dạng nguội: бb = 450N/mm2, HB =125, б0,2 = 400N/mm2;
- Độ dẻo cao: δ = 45%, dễ cán, kéo thành những tấm mỏng và sợi rất nhỏ, rất tiện dùng trong kỹ thuật;
- Có thể nhiệt luyện bằng cách ủ kết tinh lại. b. Ký hiệu đồng nguyên chất
Nga (Liên Xô cũ): ký hiệu đồng nguyên chất là chữ M và số tiếp theo chỉ mức độ tạp chất: M00 (99,99% Cu); M0 (99,95% Cu); M1 (99,90% Cu); M2 (99,70% Cu); M3 (99,50% Cu); M4 (99,00% Cu).
Việt Nam: theoTCVN 1959 – 75 quy định đồng nguyên chất được ký hiệu bằng Cu và số tiếp theo biểu thị độ sạch của đồng, ví dụ Cu 99,99, có tổng lượng tạp chất là 0,01%
c. Công dụng của đồng.
- Đồng nguyên chất kỹ thuật làm vật dẫn điện - Chế tạo hợp kim đồng.