Lực điện từ có ứng dụng rất rộng rãi trong kỹ thuật và là cơ sở để chế tạo máy điện, khí cụ điện. Trường hợp đơn giản nhất là lực của từ trường đều tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện, đặt vuông góc với đường sức (hình 2.9 a).
Thực nghiệm chứng tỏ rằng khi đặt dây dẫn thẳng có dòng điện vuông góc với đường sức của một từ trường đều, sẽ xuất hiện lực điện từ tác dụng nên
dây dẫn xác định như sau: F = BlI (2-7)
Trong đó:
- F: Lực điện từ, N
- B: Cường độ từ cảm của từ trường đều, T
- l: chiều dài của dây dẫn đặt trong từ trường gọi là chiều dài tác dụng, m
- I: Cường độ dòng điện, A
Hình 2.9. Lực tác dụng của từ trường lên dây dẫn mang dòng điện (a) Và qui tắc bàn tay trái (b)
Trường hợp dây dẫn không đặt vuông góc với véctơ B mà lệch nhau một góc α ≠ 900 (hình 2.10), ta phân véctơ B thành hai thành phần:
Hình 2.10. Lực điện từ khi dây dẫn không vuông góc với đường sức từ.
- Thành phần tiếp tuyến Bt song song với dây dẫn; - Thành phần pháp tuyến Bn vuông góc với dây dẫn;
Khi đó chỉ có thành phần Bn có tác dụng lực lên dây dẫn. Biết trong tam giác vuông ba cạnh là B, Bn, Bt, ta có: Bn = B.sinα nên trị số lực điện từ
F = BlIsinα (2-8)
Phương và chiều lực điện từ xác định theo qui tắc bàn tay trái áp dụng đối với thành phần Bn, không áp dụng đối với véctơ B.
Bn = B.sinα I F B Bt α α