Các dạng và đặc điểm của khuôn đúc khác

Một phần của tài liệu Giáo trình Khuôn (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 31)

Khuôn đúc ép được sử dụng dể sản xuất các sản phẩm bằng các đặt các kim loại hoặc hợp kim nóng chảy như nhôm, kẽm, đồng hoặc magie, những chất có độ nóng chảy thấp vào khuôn tạo hình chính xác ở dưới áp lực cao. Cơ chế hoạt động của khuôn ép là giống như khuôn áp lực, vì nó sử dụng nguyên liệu nóng chảy. Hình 2.9 và 2.10 đưa ra các sản phẩm được tạo ra từ khuôn đúc ép

Hình 2.9 Khuôn đúc ép

Hình 2.10 Sản phẩm tạo ra từ khuôn đúc ép

2.3.2 Khuôn rèn

Khuôn rèn là khuôn đập phôi kim loại hoặc là trong trạng thái lạnh hoặc là trong trạng thái nóng với búa hoặc ép dưới tác động mạnh hoặc áp lực mạnh. Hình 2.11 và 2.12 đưa ra máy rèn và các sản phẩm được rèn được tạo ra từ khuôn rèn.

Hình 2.12 Các sản phẩm được sản xuất từ khuôn ép

2.3.3 Khuôn cao su

Khuôn cao su là khuôn tạo hình các sản phẩm cao su khi cao su hoặc cao su tổng hợp được đặt vào khuôn đúc dưới nhiệt độ hoặc áp lực. Hình 2.13 và 2.14 đưa ra khuôn cao su và các sản phẩm cao su là ví dụ sử dụng khuôn cao su.

Hình 2.13 Khuôn cao su

Hình 2.14 Các sản phẩm được sản xuất từ khuôn cao su

2.3.4 Khuôn thủy tinh

Khuôn thủy tinh là khuôn được dùng khi thủy tinh được đặt vào khuôn như kim loại dưới nhiệt độ hoặc áp lực cao hoặc khi thủy tinh được tạo hình bằng cách làm nở ra bằng sử dụng áp suất không khí. Khuôn thủy tinh khác nhau phụ thuộc vào cách sử dụng bao gồm chai lọ, cố, hộp đựng, bóng đền, ống kính đèn điện

và các công cụ hóa lý. Hình 2.15 đưa ra các sản phẩm được sản xuất bằng khuôn thủy tinh.

Hình 2.15 sản xuất thủy tinh bằng khuôn

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm của khuôn đúc ép ?

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết các sản phẩm khay, thìa bằng kim loại được sản xuất bằng phương pháp gì?

Một phần của tài liệu Giáo trình Khuôn (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 31)