Van áp suất

Một phần của tài liệu Giáo trình Khí nén - Thủy lực (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)

Bài 3 : Các van trong hệ thống khí nén

3.5Van áp suất

3.5.1. Van an tồn

- Van an tồn có nhiệm vụ giữ áp suất lớn nhất mà hệ thống có thể tải. Khi áp suất lớn hơn áp suất cho phép của hệ thống thì dịng áp suất khí nén sẽ thắng lực lị xo và khí nén sẽ theo cửa 3 thốt ra ngồi mơi trường.

Hình 3.25: Cấu tạo và kí hiệu van an tồn.

3.5.2. Van tràn

- Nguyên tắc hoạt động của van tràn tương tự như van an toàn nhưng chỉ khác ở chỗ là khi áp suất ở cửa 1 đạt được giá trị xác định thì cửa 1 sẽ nối với cửa 2 nối với hệ thống điều khiển.

Hình 3.26: Ký hiệu van tràn.

3.5.3. Van điều chỉnh áp suất

- Van điều chỉnh áp suất có cơng dụng giữ cho áp suất khơng đổi ngay cả khi có sự thay đổi bất thường của tải trọng làm việc ở phía đường ra hoặc sự dao động của áp suất đường vào van. Nguyên tắc hoạt động của van điều chỉnh áp suất như sau (Hình 3.27), khi điều chỉnh trục vít, tức là điều chỉnh vị trí của đĩa van, trong trường hợp áp suất của đường ra tăng lên so với áp suất được điều chỉnh, khí nén sẽ qua lỗ thơng tác dụng lên màng, vị trí kim van thay đổi, khí nén qua lỗ xả khí ra ngồi. Đến khi áp suất ở đường ra giảm xuống bằng với áp suất được điều chỉnh, kim van trở về vị trí ban đầu.

Hình 3.27: Ngun lý hoạt động và kí hiệu của van điều chỉnh áp suất.

3.5.4. Rơle áp suất

- Rơle áp suất có nhiệm vụ đóng mở cơng tắc điện, khi áp suất trong hệ thống vượt quá mức yêu cầu. Trong hệ thống điều khiển điện - khí nén, rơle áp suất có thể coi như là phần tử chuyển đổi tín hiệu khí nén - điện. Cơng tắc điện đóng, mở tương ứng với những giá trị áp suất khác nhau có thể điều chỉnh bằng vít.

Một phần của tài liệu Giáo trình Khí nén - Thủy lực (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)