IV- KI
Ế
N NGH
27
Một trong những bài học quan trọng nhất trong hoạt động của HĐND là phải quan tâm đúng mức khía cạnh văn hóa trong việc xem xét, giải quyết các kiến nghị chính đáng của nhân dân (Xem thêm trong hộp)7. Bài học này cũng cần được áp dụng trong hoạt động tham vấn và LHCT nói chung của HĐND và mọi đại biểu HĐND các cấp, nhất là ở các địa phương miền núi và có đông
đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với những phong tục, tập quán, thói quen, nền văn hóa đặc thù.
Văn hóa «bếp lửa »
«Khi tiếp xúc cử tri ở bản Phúc Lộc (xã Xuân Lộc - huyện Phú Lộc) tôi thấy rằng các dự án kiên cố hóa nhà ở do chính quyền
địa phương và tổ chức quốc tế tài trợ đã không đạt kết quả mong muốn. Nhà mới xây dựng đã được sử dụng làm kho chứa thóc, còn bà con tiếp tục sống trong những căn nhà sàn truyền thống hết sức tạm bợ.
Còn trong những lần tiếp xúc cử tri ở Nam Đông, A Lưới, tôi
đã trực tiếp đến thăm một số gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các hộ nghèo tiêu biểu và hết sức bất ngờ khi thấy những ngôi nhà được nhà nước hỗ trợ có giá trị 15 - 20 triệu đồng chỉ thích hợp với những người trẻ và trung niên có khả năng tiếp thu lối sống mới. Những người lớn tuổi đã tự chọn các nhà sàn kém tiện nghi hơn nhiều để sống.
Hóa ra, tất cả đều do văn hóa. Những người già cả họ đã bao
đời nay quen với bếp lửa bập bùng, bêp lửa đuổi thú dữ, bếp lửa sưởi ấm, bếp lửa nấu ăn, bếp lửa quây quần…Nay những ngôi nhà
7 Nguyễn Văn Mễ,Đại biểu dân cử-Người giữ bếp lửa văn hóa, trong sách Đại biểu HĐND-Những nhịp cầu đến với cử tri, 2008.
IV- KI
Ế
N NGH
28
hiên đại lại thiếu chỗđể giữ hơi ấm của bếp lửa ấy. Thế là người già dứt khoát chỉ chịu sống ở những ngôi nhà sàn kiểu cũ nhưng lại đáp
ứng được yêu cầu của "văn hóa bếp lửa".
(Nguyễn Văn Mễ, Đại biểu dân cử-Người giữ bếp lửa văn hóa, trong sách Đại biểu HĐND-Những nhịp cầu đến với cử tri, 2008)
Hai trường hợp trong hộp trên đây cho thấy, rõ ràng việc rập khuôn trong thực thi các quyết định, thiếu nghiên cứu một cách toàn diện tính nhân văn trong các dự án sẽ không đạt hoặc có hiệu quả thấp. Cũng như vậy, trong quá trình tham vấn và LHCT, cái nhìn từ góc độ văn hóa sẽ giúp cho HĐND và đại biểu HĐND phát hiện ra những vấn đề chính sách của tỉnh, thậm chí ở tầm quốc gia.
Các chính sách đầu tư, phát triển kinh tế trong vài thập niên qua, hiện tại và tương lại ở các địa phương miền núi, dân tộc thiểu số đã, đang và sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn hoá, tập quán sinh hoạt, tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số. Đã diễn ra sự biến đổi trong văn hoá vùng ở các dân tộc thiểu số, thể hiện trên những vấn đề sau: Thứ
nhất, biến đổi về không gian bản, mường, buôn làng và vị trí cuả bản, mường, buôn làng; thứ hai, biến đổi cơ cấu dân cư trong vùng; thứ ba, biến đổi tri thức bản địa và không gian diễn tiến văn hoá; thứ tư, biến đổi trong lối sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng tái định cư; thứ
năm, biến đổi không bình thường của đời sống tbín ngưỡng tôn giáo; thứ
sáu, sự “đứt gãy” giữa các thế hệ trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá. Trong quá trình tham vấn và LHCT, HĐND và đại biểu HĐND cần lưu ý
đến những biến đổi này do các chính sách đang và sẽ ban hành để có những quyết định phù hợp.
IV- KI
Ế
N NGH
29
Một trong những biến đổi về văn hóa ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số là biến đổi trong cách tổ chức, quản lý đời sống cộng đồng, theo
đó, những nét đặc thù trong cách tổ chức, quản lý của từng bản, mường, buôn làng được thể hiện trong luật tục sẽ bị hạn chế. Từ trước đến nay, đã có khá nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề xây dựng và thực thi pháp luật cũng phải phù hợp với đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán vùng đồng bào các dân tộc8. Quá trình ban hành các chính sách, pháp luật ở tầm quốc gia cũng như tầm địa phương cần có sự nghiên cứu thấu đáo mối quan hệ giữa hệ
thống luật pháp với luật tục tiến bộ của các đồng bào dân tộc. Nếu các luật tục, phong tục, tập quán tiến bộđược phản ánh trong hệ thống luật pháp của quốc gia hoặc các chính sách của chính quyền địa phương, điều đó sẽ tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, vừa đảm bảo tính thống nhất, vừa tôn trọng các giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa các dân tộc. Muốn vậy, không gì thích hợp hơn hoạt động tham vấn nhân dân và LHCT
để thu nhận các ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của chính bà con dân tộc thiểu số và của những người am hiểu về các vấn đề về dân tộc thiểu số vàchuyển hóa những kiến nghị cụ thể của cử tri địa phương thành chính sách.
Trong hoạt động ở cơ quan dân cử, nếu đại biểu hiểu tiếng nói, hiểu
được phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thì việc giao tiếp, trao
đổi dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ, có những đại biểu và cử tri trao gửi, thấu hiểu tâm tư nhau cũng nhờ hát các điệu hát và đối đáp các điệu hát của đồng bào dân tộc9. Không nên vừa gặp nhau đã thông báo chương trình kỳ họp hoặc tuyên truyền ngay, nhiều khi hỏi thẳng đồng bào không nói, mà phải uống với nhau chén rượu, hát với nhau vài bài lượn, thật thân mật, rồi hỏi han về