LÀ GIỐNG NHAU
Là một bạn đọc của Báo Nông nghiệp Việt Nam, tôi rất chăm chú và hào hứng theo dõi loạt bài “Chúng tôi từng thất bại”. Từ xưa đến nay trong tuyên truyền Khuyến nông cho nông dân chúng ta thường chỉ thấy nói nhiều về mặt thành công, nói nhiều ưu điểm mà không nói thất bại, nói ít hoặc nói lướt qua nhược điểm, kể cả Báo NNVN. Theo ngôn ngữ truyền thông thì cách quảng bá ấy là một chiều, không đầy đủ. Bây giờ là thời đại thông tin, chúng ta phải thay đổi lại, cần thông tin hai chiều, nhiều chiều để nông dân lựa chọn, để tránh lặp lại thất bại của người đã vấp phải ở nơi này nơi khác và quan trọng hơn để tăng thu nhập cho người nông dân và giảm phí tổn cho xã hội.
Hiện nay trên thế giới có môn “Thất bại học” và được người ta coi trọng ngang với “Thành công học” bởi vì bản chất khoa học của thành công và thất bại là giống nhau; có thể ví dụ
việc sản xuất giống lúa lai F1 của Công ty Nông nghiệp Hữu Cơở Long An năm trước tổng kết bị
rày nâu và chua phèn nên thất bại thì khắc phục được nguyên nhân ấy sẽ thành công. Vì vậy việc tổng kết các nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ, thất bại... càng đầy đủ, càng sâu càng tốt. Đó là bước phát triển của trí tuệ, của xã hội ngày càng dân chủ hơn, không chỉ trong khoa học tự nhiên mà cả trong khoa học xã hội.
Như các báo hay nói, ở nước ta thương mắc bệnh thành tích, nói nhiều về thành công, nói nhẹ về thất bại, thậm chí che dấu mặt trái hoặc “nói dối một cách thiện chí”. Nếu đã là “Diễn đàn xã hội vì sự phát triển nông nghiệp và nâng cao dân trí nông thôn” thì tôi đề nghị báo Nông nghiệp Việt Nam đi tiên phong trong vai trò tư vấn, phản biện xã hội về nông nghiệp, nông thôn và thực hiện cách truyền thông đa chiều cho nông dân trên trang khuyến nông, hàng ngày cập nhật mặt được, mặt chưa được, kể cả việc lường trước, dự báo, nêu các vấn đề... để tập hợp thông tin, kiến thức và kinh nghiệm.... cho nông dân. Nếu làm được điều đó thì chắc chắn là sẽ được đông đảo nông dân hoan nghênh và sẽ có nhiều cộng tác viên tham gia bày tỏ chính kiến và kinh nghiệm.
Khoa học nông nghiệp có đối tượng là sinh học tương tác với các điều kiện sinh thái luôn biến đổi như ông bà ta nói phải “trông trời, trông đất, trông mây”. Nông dân ở các vùng khác nhau lại có nhận thức và tập quán canh tác khác nhau. Chúng tôi đã gặp gỡ và phỏng vấn rất nhiều nông dân tiên tiến, nông dân sản xuất giỏi (là những người có nhiều thành công) thì đa số
họđều khẳng định họđã từng thất bại một vài ba lần rồi mới thành công. Thành công phải
đến dần dần, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, không có thành công “đột biến”, nếu tự biết rút kinh nghiệm thất bại, không chủ quan, không nản chí. Phải luôn học hỏi cập nhật kinh nghiệm thành công, thất bại của người khác, không chủ quan, cần khiêm tốn.
Tôi nhớ có một bác nông dân làm trang trại ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ) nói với tôi rằng: “Qua thất bại tôi đã học được kinh nghiệm luôn luôn ngoái lại đằng sau, có khi phải lùi lại một hai ba bước để có một bước tiến mới”.
Nhiều năm tham gia hoạt động khuyến nông, tôi cũng rút ra cho mình một số nhận xét: Phải kiên trì, muốn đưa một tiến bộ kỹ thuật thành công trên diện rộng cần một khoảng thời gian nhất
Phải “Đóng gói” văn hóa vào sản phẩm
định và thường phải trải qua rút kinh nghiệm nhiều lần thất bại; thông số chung là cần có độ dài
khoảng một thập kỷ, không được nóng vội, thối chí. Có thể lấy ví dụ như lúa lai, ngô lai, bò lai, lợn lai, keo lai... đều cần có khoảng thời gian khoảng trên dưới 10 năm mới được khẳng định. Để
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thành công cần xây dựng 3 hệ thống quyết định: Hệ thống mô hình trình diễn thuyết phục (để người dân tận mắt chứng kiến); Hệ thống đội ngũ khuyến nông viên sâu sát, tận tụy, biết làm, nhạy bén, miệng nói, tay làm, biết tổng kết; Hệ thống thông tin đa dạng, nhiều chiều (để phổ cập).
Trong các kênh khuyến nông thì kênh khuyên nông của nông dân với nông dân có hiệu quả bền vững nhất ở cả 3 tiêu chí: sự thuyết phục, tính khả thi và hiệu quả. Chúng ta chưa tổng kết được trong hơn 10 triệu hộ nông nghiệp (trong đó có khoảng 30% số hộ giỏi, tiên tiến) thì họ tự giúp nhau thành công và giảm đỡ sự thất bại như thế nào mà chỉ thường nói nhiều về thành tích của hệ thống khuyến nông chuyên trách. Tôi nghĩđó cũng là dạng thông tin một chiều.
Vấn đề khó nữa là phải tìm ra cách kết hợp giữa sản xuất và thị trường có hiệu quả vì nếu tất cảđều làm theo khuyến nông thì có thể lại “ hơi bị thừa” theo quy luật cung cầu của thị trường như “được mùa rớt giá” trong loạt bài “Chúng tôi từng thất bại” trên Báo NNVN đã phản ảnh.
Trước đây một thời kỳ chúng ta làm nông nghiệp dựa vào hộ nông dân và hợp tác xã. Việc
đó đã góp phần quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến, giành được độc lập, thống nhất
đất nước.
Ngày nay chúng ta phát triển nông nghiệp trong thể chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn dựa vào hộ nông dân và có thêm lực lượng Doanh nghiệp nông nghiệp, Hợp tác xã kiểu mới của nông dân. Như vậy điều mấu chốt bây giờ là phải xây dựng được một cơ chế
mới trong quan hệ nông dân đồng thuận với doanh nghiệp, với chính quyền; xây dựng
được tổ chức cộng đồng mới tự chủ, dân chủ, năng động, hiện đại; phân phối hài hòa giữa các nhóm lợi ích để tạo ra giá trị gia tăng mới ngày càng lớn hơn trong bậc thang giá trị của nông dân Việt Nam làm ra khi hội nhập.
Một trong những giải pháp là cách tuyên truyền mới, cần luôn dũng cảm tổng kết, thừa nhận và phổ biến những thất bại, coi thất bại (cũ) là một điều kiện để đi đến thành công (mới) thì sẽ thành công lớn hơn, trở thành người bạn tốt hơn của nông dân. Tôi hiểu câu châm ngôn “Thất bại là mẹ thành công” là cách nhìn biện chứng mang ý nghĩa là không coi thất bại đồng nghĩa với thất vọng, là cách nhìn tích cực trong sự phát triển của cuộc sống.
(Bài viết hưởng ứng loạt bài “Chúng tôi đã từng thất bại” trên báo NNVN T08/210)
Thương mại là quyến rũ