TIN NGOẠI GIAO KINH TẾ

Một phần của tài liệu Ban_tin_so_7_2011 (Trang 28 - 32)



THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – HOA KỲ

Ngày 7/4/2011, tại thủ đô Washington (Mỹ), Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã

10 Theo Tổng Cục thống kê, GDP Việt Nam 2010 đạt 104,4 tỷ USD, nhập khẩu 84 tỷ USD, xuất khẩu 74,60 tỷ USD, thâm hụt thương mại là 9,40 tỷ USD, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 40,2 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân các dự án FDI 8 tỷ thâm hụt thương mại là 9,40 tỷ USD, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 40,2 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân các dự án FDI 8 tỷ USD.

thống nhất tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Bộ nhằm đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.

Tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng đã chia sẻ thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô của hai nước, trao đổi về kinh nghiệm xây dựng và triển khai các chính sách tài khóa trong giai đoạn hậu khủng hoảng; đánh giá tình hình hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian qua và trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Phía Mỹ bày tỏ thiện chí sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tài chính Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm quản lý của mình. Bộ trưởng Vũ Văn Ninh đã giới thiệu tóm tắt các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay và định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Bộ trưởng Timothy Geithner cũng chia sẻ quan điểm về vấn đề giám sát hệ thống tài chính nhằm giảm thiểu nguy cơ xuất hiện khủng hoảng tài chính nói riêng và khủng hoảng kinh tế nói chung.

Cũng trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Mỹ, ngày 8/4 Bộ trưởng Vũ Văn Ninh đã có buổi làm việc với ông Ben S Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tại cuộc gặp, hai bên đã chia sẻ thông tin về tình hình kinh tế thế giới, các sáng kiến mà các Bộ trưởng Tài chính G20 đang thảo luận. Hai bên cũng đã trao đổi cởi mở về tình hình kinh tế vĩ mô của hai nước, các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát của hai nước. Ông Bernanke cho biết trong thời gian qua FED cũng theo dõi sát tình hình kinh tế của Việt Nam và ông bày tỏ vui mừng về sự tiến triển của nền kinh tế Việt Nam.

Về vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính khi các doanh nghiệp, tổ chức này lâm vào tình trạng khủng hoảng, Chủ tịch FED nhấn mạnh, chính phủ, các nhà quản lý cần có quan điểm xử lý dài hạn, trong đó có việc tạo môi trường và cơ chế để các tập đoàn, doanh nghiệp phục hồi và phát triển an toàn. Ông nói rõ quan điểm của FED là sẵn sàng phối hợp với các cơ quan của Việt Nam để xây dựng mối quan hệ hợp tác, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm quản lý.

VIỆT NAM – LÀO ĐẨY MẠNH HỢP TÁC 4 LĨNH VỰC TRỌNG ĐIỂM

Chiều 9/4, Cuộc họp chính thức Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào lần thứ 33 do Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Việt Nam, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam - Lào Nguyễn Sinh Hùng và Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Lào, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào - Việt Nam Somsavat Lengsavat chủ trì đã diễn ra tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cuộc họp lần này có ý nghĩa rất quan trọng để tổng kết, đánh giá các hoạt động hợp tác Việt – Lào

trong giai đoạn 5 năm qua. Theo Phó Thủ tướng, các hoạt động hợp tác đã đạt được những thành tựu toàn diện. Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ làm hết sức mình để phát triển tình hữu nghị, nỗ lực nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác với Lào nói riêng và các nước ASEAN nói chung.

Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavat cũng đánh giá sự hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua đã có những bước phát triển rõ rệt. Phó Thủ tướng cho rằng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng kim ngạch thương mại giữa hai nước trong 5 năm gần đây đã có bước phát triển vượt bậc so với các năm trước. Đây không chỉ là nền tảng phát triển sâu rộng quan hệ hai nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị, xã hội hai nước.

Tại cuộc họp, hai bên đã đánh giá tình hình thực hiện về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giai đoạn 2001 – 2010, trao đổi về Chiến lược hợp tác giai đoạn 2011 – 2020, trao đổi về phương hướng, nhiệm vụ hợp tác giai đoạn 2011 – 2015 và các nhiệm vụ cụ thể năm 2011. Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam – Lào cũng đề ra những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2011, trong đó chú trọng đến giáo dục, phát triển nguồn nhân lực; hợp tác kinh tế; ổn định vùng biên giới; nâng cao nhận thức về mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt – Lào.

Hai bên tin tưởng trong giai đoạn 2011 – 2015, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật sẽ tiếp tục phát triển toàn diện và phấn đấu đạt nhiều thành tựu hơn nữa. Hai bên đã ký kết các văn kiện: Thoả thuận về Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật giai đoạn 2011-2020; Hiệp định hợp tác giai đoạn 2011 – 2015; Hiệp định hợp tác năm 2011 giữa hai Chính phủ, cũng như ký kết Biên bản Cuộc họp Uỷ ban Liên Chính phủ lần này.

VIỆT NAM – AUSTRALIA ƯU TIÊN THÚC ĐẨY HỢP TÁCKINH TẾ TOÀN DIỆN KINH TẾ TOÀN DIỆN

Chiều 13/4 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Kevin Rudd. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong thời gian qua, quan hệ hợp tác Việt Nam-Australia có những bước phát triển hết sức tích cực, đặc biệt từ khi hai bên nhất trí đưa quan hệ lên tầm đối tác toàn diện, phạm vi hợp tác giữa hai nước trên các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật… ngày càng được triển khai sâu rộng, hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của hai nước, hai dân tộc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tiềm năng hợp tác trên các mặt giữa hai nước còn rất lớn, nhất là tiềm năng hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu

tư; đề nghị hai bên cần tiếp tục tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư; dành ưu tiên cho thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai nước; đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt những con số ấn tượng hơn. Hai bên cần xây dựng cơ chế cụ thể hơn trong việc tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác về giáo dục-đào tạo; khoa học kỹ thuật, văn hóa… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn Bộ ngoại giao của hai nước tăng cường trao đổi nhằm tháo gỡ hoặc đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực.

Bộ trưởng Kevin Rudd nhấn mạnh, Australia luôn coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, khẳng định sẽ nỗ lực cùng với Việt Nam tiếp tục khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của mỗi nước trong hợp tác; phát triển quan hệ giữa hai nước ngày càng tương xứng với tầm đối tác toàn diện. Bộ trưởng Kevin Rudd cũng mong muốn Việt Nam tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Australia sang hợp tác, đầu tư vào lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Bộ trưởng Ngoại giao Kevin Rudd khẳng định Chính phủ Australia tiếp tục dành ưu tiên cho Việt Nam trong viện trợ ODA.

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC HỮU NGHỊ TRUYỀN THỐNG, THÚC ĐẨYHỢP TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM - SLOVAKIA HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM - SLOVAKIA

Chiều 14/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Bộ trưởng Kinh tế và Xây dựng Slovakia Juraj Miskov.

Chủ tịch nước cho rằng, trên nền tảng quan hệ truyền thống lâu đời, các doanh nghiệp Việt Nam và Slovakia sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Hai nước còn nhiều lĩnh vực tiềm năng có thể mở rộng hợp tác. Các bộ, ngành hai nước phải tăng cường các chuyến thăm trao đổi, phải biến chủ trương của lãnh đạo cấp cao thành những kết quả hợp tác cụ thể. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định sự ủng hộ đối với các doanh nghiệp Slovakia sang tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Bộ trưởng Juraj Miskov cho rằng, quan hệ Slovakia - Việt Nam là mối quan hệ bền chặt và luôn phát triển tốt đẹp. Chuyến thăm lần này của đoàn đại biểu Bộ Kinh tế và Xây dựng, cùng nhiều đại diện doanh nghiệp lớn của Slovakia chính là để khẳng định mong muốn tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước, cũng như mối quan tâm của Slovakia về đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Việt Nam. Bộ trưởng Juraj Miskov nhấn mạnh Việt Nam chính là cánh cổng để Slovakia vào thị trường ASEAN, đồng thời Slovakia sẵn sàng trở thành cầu nối giúp Việt Nam thâm nhập thị trường các nước Liên minh Châu Âu.

Bộ trưởng Juraj Miskov khẳng định, Slovakia ủng hộ Việt Nam trong quan hệ với Liên minh Châu Âu. Slovakia luôn theo dõi sát sao và đánh giá cao những thành công của Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Slovakia và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong định hướng phát triển, có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Ông mong muốn nhân chuyến thăm này, doanh nghiệp hai nước đạt được những kết quả hợp tác cụ thể, trong trao đổi thương mại cũng như về liên doanh, đầu tư.

VIỆT NAM – RUMANI ƯU TIÊN HỢP TÁC GIÁO DỤC

Chiều 14/4/2011, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã tiếp ngài Koridi Attila - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hạ viện Rumani đang thăm làm việc tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tin tưởng chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của đoàn sẽ thành công, góp phần tăng cường hợp tác giữa Quốc hội hai nước, giữa hai Nhà nước, đóng góp quan trọng cho sự phát triển quan hệ song phương. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hạ viện Rumani Koridi Attila nhấn mạnh, 61 năm quan hệ ngoại giao Rumani – Việt Nam là nền tảng vững chắc để Quốc hội, Nhà nước và nhân dân hai nước không ngừng củng cố và phát triển quan hệ tốt đẹp này.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hạ viện Rumani Koridi Attila đều nhất trí giáo dục sẽ tiếp tục là lĩnh vực được hai nước ưu tiên hợp tác trong thời gian tới. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đánh giá cao chất lượng đào tạo của Rumani. Nhiều lãnh đạo cấp cao, người đứng đầu các doanh nghiệp lớn thuộc ngành dầu khí, xây dựng của Việt Nam hiện nay là những người đã từng học tập ở Rumani.



Một phần của tài liệu Ban_tin_so_7_2011 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w