CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT
2.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Từ trước tới nay, phần lớn CTRSH đô thị ở nqớc ta không được tiêu huỷ một cách an toàn ,chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, gây ra nhiều vấn đề môi trường cho dân cư quanh vùng mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí và là ổ phát sinh ruồi, muỗi, chuột, bọ. Hiện nay, CTRSH hầu như không được phân loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn với các loại chất thải khác và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tuy nhiên, năng lực thu gom của các đô thị vẫn còn hạn chế. Thông thqờng tỷ lệ thu gom trung bình chỉ đạt khoảng 60 - 80% tại các đô thị và 20 - 30% tại các vùng nông thôn. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị tăng từ 55% (2002) đến 65% (2003) và 72% . Một số tỉnh thành phố tỷ lệ thu gom đạt trên 80% (2006) như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình thể hiện những nỗ lực đáng kể trong công tác quản lý chất thải rắn.
Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là đổ ra các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt và nước ngầm. Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 82 bãi chôn lấp rác thải đang vận hành, trong số đó chỉ có 8 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh. Ở các bãi rác còn lại, chất thải rắn mới chỉ được chôn lấp sơ sài. Một số bãi rác đang trong tình trạng ô nhiễm cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân trong vùng có bãi rác .
Hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải rắn bắt đầu phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên các hoạt động này chỉ góp phần giảm khoảng 10 - 12% khối lượng rác thải. Hoạt động tái chế, giảm lượng chất thải sinh hoạt được tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ. Một số nhà máy chế biến phân vi sinh đã được triển khai ở các đô thị trong năm 2002 và đầu năm 2003 là Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội . Nhiều địa phương cũng đã triển khai xây dựng các nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh theo công nghệ Seraphin như nhà máy rác Đông Vinh (Nghệ An), nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương (Thừa Thiên Huế) đạt công suất 150tấn/ngày và phần rác thải phải chôn lấp chỉ do|O'i 10%. Tuy nhiên, công nghệ Seraphin yêu cầu phải có diện tích nhà xưởng, hầm ủ lớn, vì thời gian ủ mùn hữu cơ kéo dài 30 - 40 ngày, dẫn đến chi phí xây dựng cơ bản lớn . Mặt khác, hàm lượng kim loại nặng trong thành phần của loại phân compost này vẫn chưa được kiểm nghiệm chính xác nên mô hình Seraphin vẫn chưa thu hút được sự chú ý của nhiều người đặc biệt là người sử dụng sản phẩm phân vi sinh
Công nghệ CDW (Compact Device for Waste Processing) được sử dụng, có thể biến hàng nghìn tấn rác thành những túi phân vi sinh nhỏ gọn. So với dây chuyền xử lý rác Seraphin trước đó, công nghệ xử lý rác CDW linh hoạt trong việc di chuyển, nâng, hạ tần suất dễ dàng mà không ảnh hưởng đến tiến độ xử lý rác. Hiệu quả của hệ thống xử lý rác thải CDW giải quyết được triệt để vấn đề môi trường. Và quan trọng hơn nó tạo được tính định hướng trong việc thu gom rác thải và dần xã hội hóa trong xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.Việc thu gom và xử lý phải là một quy trình khép kín.