Những nguyên tắc kĩ thuật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu BÁO cáo bài tập lớn môn kĩ THUẬT AN TOÀN và môi TRƯỜNG đề tài tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 36 - 44)

2.3.1. Phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn

Phân loại tại nguồn phát sinh được hiểu là các loại chất thải cùng loại, cùng giá trị sử dụng, tái chế, hay xử lý… được phân chia và chứa riêng biệt . Ví dụ, thông thường, tại mỗi hộ gia đình hay công sở, mỗi đơn vị, chất thải như các loại can, hộp, chai lọ có thể chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu vàng, loại giấy hay sách báo, các tông được chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu xanh; loại bao gói thức ăn hay thức ăn dư thừa được chứa trong thùng hay túi nhựa mầu đen.

Hình 25: Thùng phân loại rác thải

2.3.2. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Bao gồm từ quá trình thu gom từ các hộ gia đình, các công sở, nhà máy cho đến các trung tâm thương mại... cho đến việc vận chuyển từ các thiết bị thủ công, các phương tiện chuyên dùng vận chuyển đến các điểm xử lý, tái chế. Quy hoạch thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Đánh giá cách thức sử dụng các nhân lực, phương tiện sao cho có hiệu quả nhất.

Các yếu tố cần quan tâm khi quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt:

 Chất thải rắn tạo ra (nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần...);

 Phương thức thu gom;

 Mức độ dịch vụ cần cung cấp;

 Tần suất và năng suất thu gom;

 Thiết bị thu gom;

 Mật độ dân số;

 Đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực;

 Đối tượng và khu vực;

 Nguồn tài chính và nguồn nhân lực…

2.3.3. Trung chuyển và vận chuyển

Trung chuyển là hoạt động mà trong đó chất thải rắn từ các xe thu gom nhỏ được chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này đƣợc sử dụng để vận chuyển chất thải trên một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi vật liệu, hoặc đến bãi đổ. Các hoạt động trung chuyển và vận chuyển cũng đƣợc sử dụng kết hợp hay liên kết với những trạm thu hồi vật liệu để vận chuyển các vật liệu tái chế đến nơi tiêu thụ, hay vận chuyển phần vật liệu không thể tái sinh đến bãi chôn lấp.

Hình 26: Trung chuyển và vận chuyển xe

2.4. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hai, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt được áp dụng như sau:

2.4.1. Xử lý bằng công nghệ ép kiện

Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon, giấy, thuỷ tinh, nhựa... được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao .

Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác.

2.4.2. Xử lý bằng phương pháp ủ sinh học

Xử lý chất thải rán sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học: ủ sinh học có thể coi như một quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để tạo thành các chất

ưu đối với quá trình. Quá trình ủ được coi như một quá trình xử lý. Sản phẩm cuối cùng không có mùi, vi sinh vật gây bệnh. Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi một phần năng lượng nhỏ để tăng cao dòng không khí qua các lỗ xốp. Trong quá trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ gấp hàng trăm lần so với bể aerotank. Quá trình ủ được áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại. Đầu tiên là khử nước, sau đó là xử lý cho nó tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ luôn được kiểm tra để giữ cho vật liêu luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxi hoá sinh hoá các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO2, nước, các hợp chất hữu cơ bền vững như ligin, xenlulo, sợi…

Hình 27: Nhà máy sản xuất phân compost từ rác

Lợi ích của quá trình ủ

 Ổn định chất thải. Các phản ứng xảy ra trong quá trình ủ sẽ chuyển hoá các chất hữu cơ dễ thối rửa sang dạng ổn định.

 Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh. Nhiệt độ trong quá trình ủ lên đến 600, đủ để làm mất hoạt tính củ vi sinh vật gây bệnh, virus và trứng giun sán nếu như nhiệt độ này duy trì trong 1 ngày.

 Thu hồi chất dinh dưỡng và cải tạo đất. Chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt thường ở dạng phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Sau quá trình ủ, chất này chuyển thành các chất vô cơ như NO-3, PO43-, thích hợp cho cây trồng.

đó chi phí thu gom, vận chuyển và thải bỏ giảm đi đáng kể. Nhiệt sinh ra trong quá trình ủ làm bay hơi lượng hơi nước này.

Hạn chế của quá trình ủ

 Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân ủ không đạt yêu cầu.

 Sản phẩm của quá trình ủ phụ thuộc vào yếu tố khí hậu, thời tiết. Do đó, tính chất của sản phẩm không ổn định. Khả năng làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh không hoàn toàn.

 Quá trình ủ tạo mùi hôi, mất mỹ quan…

 Phân ủ không được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp do hiệu quả tăng năng suất chậm.

2.4.3. Xử lý bằng phương pháp đốt

Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là giảm tới mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng phương pháp tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trường.

Ưu điểm của công nghệ đốt:

 Xử lý triệt để các chỉ tiêu chất thải ô nhiễm có trong rác thải sinh hoạt.

 Xử lý được toàn bộ chất thải sinh hoạt mà không cần tốn nhiều diện tích cho việc xây dựng bãi chôn lấp.

Nhược điểm của công nghệ đốt:

 Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực tay nghề cao.

Hình 28: Lò đốt tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình

Công nghệ đốt cả đống: Rác thải được đưa vào lò đốt chuyển động với tốc độ chậm bên trong khoang đốt, với việc thải khí qua ống dẫn chạy qua tuốcbin để sản xuất điện, rồi qua các bộ phận giảm bớt ô nhiễm không khí để huỷ bụi và chất gây ô nhiễm, cuối cùng qua ống khói và vào khí quyển.

Đốt tầng lỏng: bao gồm việc chất thải đô thị trước khi xử lý được đưa vào một thùng sắt chịu nhiệt hình trụ, trong đó đổ nay một lớp chất đã được lỏng hoá nhờ khí nén ở mức cao gồm các chất trơ như cát silic, đá vôi, alumin và các vật liệu gốm. Khác với công nghệ đốt cả đống, chất thải rắn sinh hoạt cần phải qua xử lý sơ bộ trước đó để phân thành từng lô có cùng kích cỡ rồi mới chuyển vào trong lò đốt.

2.4.4. Xử lý bằng phương pháp chôn lấp

Chôn lấp rác thải là phương pháp xử lý rác thải đơn giản và ít tốn kém nhất hiện nay. Phương pháp này áp dụng ở rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam [31]. Đặc điểm của phương pháp này là quá trình lưu giữ các chất thải rắn trong một bãi chôn lấp. Các chất thải trong bãi chôn lấp bị phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như: axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí khác (CO2, CH4). Chất thải rắn được chôn lấp là các chất thải không nguy hại có khả năng phân huỷ tự nhiên theo thời gian bao gồm:

 Rác thải gia đình;

 Rác thải chợ, đường phố;

 Cành cây, lá cây;

 Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống

 Phế thải sản xuất nông nghiệp: rơm rạ, thực phẩm, …

Tuy nhiên, chôn lấp rác thải hiện nay đang gây ra nhiều vấn đề môi trường nếu không được quản lý và xử lý đúng phƣơng pháp của bãi chôn lấp hợp vệ sinh như: hệ thống thu khí sinh học, lu lèn, che phủ vật liệu, chống thấm và xử lý nước rỉ rác... Mặt khác, vấn đề lựa chọn địa điểm chôn lấp rác thải đang là vấn đề gặp nhiều khó khăn ở các nước do dân số ngày một tăng, quỹ đất ngày một hạn chế.

KẾT LUẬN

 Để giải quyết tốt vấn đề rác thải sinh hoạt, cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng "các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia của dân chúng có liên quan ở cấp độ thích hợp", nhằm tăng quyền làm chủ và trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.

 Vấn đề thu gom rác thải vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư đô thị đã được Nhà nước quan tâm nhưng việc tổ chức và đầu tư chưa đồng bộ. Tại các phố phường đã tổ chức được mạng lưới xe và nhân công thu gom rác theo giờ quy định, nhưng lại chưa tổ chức tốt việc giáo dục và quy định cho người

quần chúng chưa phối hợp chặt chẽ công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh hoạt cho mọi người dân, vì vậy ý thức thải vứt rác nơi công cộng nhà hàng của dân chúng rất kém. Đặc biệt ở các khu dân cư ven đô thị thì việc tổ chức thu gom rác còn nhiều bất cập. Nhiều nơi không có phương tiện chuyển đi đến bãi chôn rác lớn, thế là khu dân cư này đổ rác vào đầu đường khu dân cư khác, gây ô nhiễm trầm trọng và mất cảnh quan môi trường.

 Công tác phân loại rác thải sinh hoạt, trong đó phân loại rác thải hữu cơ tại nguồn để xử lý thành phân hữu cơ còn nhiều hạn chế. Hiện nay Nhà nước và một số công ty thu gom rác thải thành phố mới chỉ chú trọng thu gom rác để chở đến bãi chôn hoặc đến nhà máy chế biến rác song không phân loại, tách rác tại nguồn. Việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng đối với công tác thu gom, đổ rác sạch đường phố, sạch làng xóm đã có nhưng chưa chú ý đến vấn đề phân loại rác tại nguồn. Người dân chưa có ý thức và thói quen giữ vệ sinh công cộng bằng việc đổ, vứt rác đúng chỗ, đúng lúc. Đây có lẽ là tồn tại và khó khăn nhất cho công tác giải quyết rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường sống cộng đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GVC. Đinh Đắc Chiến, GS.TS. Trần Văn Địch, Kĩ thuật an toàn và môi

trường, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.

2. Tham khảo trên Internet :

http://documents.worldbank.org/curated/en/504821559676898971/pdf/ Solid-and-industrial-hazardous-waste-management-assessment-options- and-actions-areas.pdf https://www.slideshare.net/garmentspace/kha-lun-tt-nghip-nh-gi-hin-trng- qun-l-cht-thi-rn-sinh-hot-ti-qun-hi-an-hi-phng-v-xut-mt-s-bin-php-nhm- nng-cao-hiu-qu-qun-l-62111384

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_lo%E1%BA%A1i_ch %E1%BA%A5t_th%E1%BA%A3i

Một phần của tài liệu BÁO cáo bài tập lớn môn kĩ THUẬT AN TOÀN và môi TRƯỜNG đề tài tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)