Bài cá nhân bạn Mai Hoàng Hân

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tư DUY PHẢN BIỆN việc xưng hô “con” với thầy cô là thể hiện sự tôn trọng, văn hóa trong giáo dục (Trang 26 - 31)

BÀI LÀMPHẦN MỞ ĐẦU (0,5đ) PHẦN MỞ ĐẦU (0,5đ)

Việc xưng hô giữa giáo viên và học sinh là 1 chuyện không hề được thống nhất từ bao đời này, từng thề hệ ,từng địa điểm đều có những cách và quan điểm về cách xưng hô khác nhau, tùy vào từng trường hợp mà xưng hô”con”,”em” hay cháu”.Vậy trong môi trường giáo dục thì cách xưng hô như thế nào mới thể hiện sự tôn trọng, văn hóa? Liệu có nên gò bò quá nhiều trong cách xưng hô trong môi trường học tập ? Tên chủ đề : Việc xưng hô ‘con’ với Thầy Cô là thể hiện sự quan trọng, văn hóa trong giáo dục?

Mục đích là để làm rõ quan điểm của em về việc xưng hô “con” với Thầy Cô trong môi trường giáo dục có thật sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xưng hô như thế nào là đúng mực phải phép trong giáo dục.

Lý do viết về chủ đề này là để cùng nhau thảo luận về các mặt, khía cạnh khác nhau về vấn đề cách xưng hô trong môi trường giáo dục, từ đó giúp các em và mọi người có cái nhìn rõ ràng và trực tiếp hơn về kỉ cương và nề nếp nơi trường học.

PHẦN NỘI DUNG

22. Thu thập luận cứ : (0,5 đ)

22.1.Đối tượng: học sinh tại tỉnh Đăk Lăk Độ tuổi:6-17 tuổi

22.2.Các khái niệm/định nghĩa:

22.2.1.Thầy cô : là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò. Giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo còn giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo (https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_vi%C3%AAn)

22.2.2.Tôn trọng : là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người

22.2.3.Văn hóa : là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người (https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a)

22.2.4.Giáo dục :là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu (https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c)

22.3.Văn bản quy phạm pháp luật:

22.3.1.Luật số 43/2019/QH14 về Giáo dục, Điều 22 (https://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq- toanvan.aspx?ItemID=136042&Keyword=gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c)

22.3.2.Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT về Quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục

(https://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=128338&Keyword=gi %C3%A1o%20d%E1%BB%A5c)

22.3.3.Nghị định số 80/2017/NĐ-CP (https://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx? ItemID=128348&Keyword=gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c)

22.3.4.Nghị quyết số 51/2001/QH10 về Giáo dục (https://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq- toanvan.aspx?ItemID=17859&Keyword=gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c)

22.4.Nguồn tài liệu khác:

22.4.1.Hoàng Vương (14/2/2022), Báo “Giáo viên không nên gọi học sinh là con”, Vnexpress. (https://vnexpress.net/giao-vien-khong-nen-goi-hoc-sinh-la- con- 4427246.html)

23. Phân tích - lập luận: 1,5đ

Cá nhân sẽ phân tích, lập luận, và đánh giá với 2 hoặc 3 luận điểm như sau:

- Người Việt Nam bao gồm 54 dân tộc rãi rác trên 63 tỉnh thành, vì vậy việc đa dạng văn hóa vùng miền của mỗi người đã là truyền thống bao đời nay, chúng ta là những cá thể riêng biệt, đó là lý do không thể nào bắt buộc tất cả mọi người có cùng lối sống, cách ứng xử và đặt biệt là lời, cách xưng hô như nhau được. Cách xưng hô bố,mẹ đã có rất nhiều cách khác nhau đến từ rất nhiều vùng miền khác nhau, ví dụ cùng 1 loại họ Đậu nhưng miền Bắc thì gọi là “ lạc”, trong khi đó miền Nam thì gọi là “đậu phộng” còn miền Trung thì là “đậu phụng”, có những lối nói là bắt nguồn từ rất xa xưa cũng có những lối nói là sự tiếp thu nhưng cái hay, cái đẹp ở nước bạn để đổi mới qua bao đời nay. Không kể, từ ngữ Việt Nam vốn là 1 phạm trù rất rộng, rất đa dạng và vô cùng phong phú nên không thể nào nói một cách giống nhau y hệt như tiếng Anh được.

Vì thế, không thể nào gò bó học sinh vào 1 khuôn khổ xưng hô cứng ngắt và rập khuôn được.

23.2. Luận điểm 2: Định nghĩa của “tôn trọng”:

- Như đã nêu định nghĩa ở trên, thì tôn trọng là “sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác” , vậy hiểu rộng ra thì tôn trọng ở đây không chỉ là lời nói mà còn là thái độ, suy nghĩ và cả hành động của chúng ta đối với người khác, đặt lại vào luận điểm xưng hô ‘con’ thì ý không nhất thiết phải xưng hô con mới thể hiện sự tôn trọng của học sinh đối với giáo viên hay giáo viên được học sinh xưng hô ‘con’ mới là nhận được sự tôn trọng tuyệt đối, sự tôn trọng ở đây bao gồm cả thái độ của học sinh trong tiết học của giáo viên đó hay ý thức hoàn thành bài tập mà giáo viên đó giao về, hay là hành động chào hỏi của học sinh bất cứ khi nào găp giáo viên của mình, kể cả là khi không phải trong môi trường học tập. Đôi khi có những trường hợp học sinh xưng hô là ‘con’ nhưng lại không nghiêm túc trong học tập, thường đơm đặt, bịa chuyện nói xấu giáo viên, vậy khía cạnh lời nói hay xưng hô của học sinh với giáo viên không hoàn toàn thể hiện được toàn bộ sự tôn trọng của học sinh đối với giáo viên.

Do đó, xưng hô như thế nào không phải là thước đo sự tôn trọng của học sinh đối với giáo viên.

24. Kết luận: (0.5đ)

- Lối sống và văn hóa giao tiếp của Việt Nam vô cùng đa dạng, mỗi từ ngữ là thể

không ai giống ai, cũng không ai là bản sao của ai nên việc xưng hô như thế nào, miễn là vẫn trong phạm trù đạo đức thì không thể bị cấm đoán hay chỉ trích, thêm vào đó sự tôn trọng cũng bắt nguồn từ nhiều khía cạnh đạo đức và cách hành xử nên chỉ xưng hô thì không đủ để phủ nhận hay khẳng định cái sự tôn trọng đó.. Vì vậy, theo quan điểm của em, học sinh không nhất thiết phải xưng ‘con’ thì mới được cho và mặc định là thể hiện sự tôn trọng. Môi trường giáo dục là môi trường rộng mở, học sinh là lứa tuổi cần trau dồi và phát triển bản thân từng ngày nên không thể nào gò ép các em vào một khuôn khổ hay chuẩn mực nhất định được, miễn là vẫn đúng với đạo đức xã hội thì các em vẫn có quyền được xưng hô theo ý các em muốn và cảm thấy thoải mái.

Thông điệp: chúng ta không nên gò bò bất kì ai, nhất là học sinh vào 1 cách xưng hô nhất định nào đó, các em là thế hệ cần uốn nắn và dạy dỗ nhưng chỉ dạy những điều hay, những điều đúng, còn những định kiến đó không nên bắt ép các em mà hãy để các em phát triển theo đúng con người các em, chỉ cần vẫn trong khuôn mẫu đạo đức thì vẫn chấp nhận được. Chỉ khi mỗi các em là chính các em thì các em mới có thể phát triển một cách toàn vẹn và lành mạnh nhất

Giảng viên Sinh viên

Ngô Đôn Uy Mai Hoàng Hân

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tư DUY PHẢN BIỆN việc xưng hô “con” với thầy cô là thể hiện sự tôn trọng, văn hóa trong giáo dục (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w