nội dung sau:
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng hệ thống nước tập trung để cung cấp cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp tại các vùng đô thị. Tạo cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và kinh doanh nước sạch cung cấp cho người dân, tổ chức doanh nghiệp;
- Tăng tỷ lệ phần trăm (%) mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với nguồn nước dưới đất tại các vùng hạn chế khai thác tài nguyên nước dưới đất cho mục đích sản xuất, kinh doanh nhằm hạn chế khai thác để tránh suy thoái và giảm thiểu tác động xấu đến nguồn nước dưới đất.
Báo cáo đánh giá tác động chính sách chỉ tập trung vào 3 chính sách và 01 nhóm chính sách đã nêu tại Tờ trình và Báo cáo tổng kết thi hành Luật. Các ý kiến này sẽ được xem xét, nghiên cứu trong quá trình xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Hai nội dung trên đã được nêu tại tại nhóm chính sách về an ninh nguồn nước, tài chính tài nguyên nước.
Đề cương Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): cần thiết quy định thống nhất một cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước ..., thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước để đảm bảo hiệu lực quản
- Các nội dung liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý Nhà nước về tài nguyên nước đã được quy định tại chương VIII Dự thảo Đề cương. Nội dung chi tiết Chương này sẽ được cụ thể trong quá trình xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
lý nhà nước, đảm bảo an ninh nguồn nước, khắc phục tình trạng chống chéo trong điều tra, quy hoạch, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong thời gian qua như đánh giá tại Báo cáo tổng kết thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012.
- Bổ sung các nhiệm vụ, trách nhiệm của các Bộ, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước vào Luật, hạn chế thấp nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật phải sửa đổi, bổ sung Nghị định làm phát sinh nhiều văn bản hành chính.
- Các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước cần phải phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Thủy lợi,… nhằm tránh sự chồng chéo, vướng mắc khó thực hiện.
- Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích kinh tế đối với những ngành, lĩnh vực và các đối tượng sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng và tuần hoàn nước.
- Cần quy định cụ thể trong Luật sửa đổi, bổ sung về nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước; cơ cấu tổ chức, số lượng công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước tại cấp tỉnh.
- Quy định trách nhiệm của các Bộ, địa phương trong việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục.
- Tiếp thu, chỉnh sửa vào hồ sơ
- Tiếp thu, chỉnh sửa vào hồ sơ
- Tiếp thu, chỉnh sửa vào hồ sơ
Thực trạng tài nguyên nước, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nhiều yếu tố kinh tế - xã hội liên quan ở từng địa phương có sự khác nhau, dẫn đến nhu cầu về quản lý tài nguyên nước cũng không giống nhau. Vì vậy, việc quy định chi tiết về cơ cấu tổ chức, số lượng công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước tại cấp tỉnh là chưa phù hợp. Về nguồn kinh phí, tại Dự thảo Tờ trình đã nghiên cứu và đề xuất nhóm chính sách về tài chính về tài nguyên nước và chính sách về xã hội hóa ngành nước. Các chính sách này sẽ góp phần tạo nguồn kinh phí bổ sung và nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
- Nội dung này được quy định tại Chương VI Dự thảo đề cương chi tiết và sẽ được nghiên cứu, xem xét cụ thể trong quá trình xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)