Biến số được chia thành 03 nhóm: Biến số về các thông tin chung, biến số về đặc điểm lâm sàng, biến số về đặc điểm cận lâm sàng
1.Nhóm biến số về thông tin chung - Tuổi, giới
- Chỉ số BMI
- Tình trạng bệnh lý nền bao gồm bệnh lý tim mạch, bệnh lý hô hấp, bệnh lý nội tiết chuyển hóa, ung thư, mang thai,…
2. Nhóm biến số về chỉ số lâm sàng - Sốt, tính chất sốt, thời gian có sốt. - Triệu chứng toàn thân:
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. + Da xung huyết, phát ban.
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt + Hạch to
+ Xuất huyết dưới da
+ Xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết kết mạc, kinh nguyệt kéo dài hoặc đến sớm…
+ Xuất huyết tạng: xuất huyết não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa…
- Triệu chứng tiêu hóa: + Đau bụng vùng gan + Buồn nôn và nôn
+ Nôn nhiều: ≥ 3 lần/1 giờ hoặc ≥ 4 lần/6 giờ + Gan to
+ Vàng da
+ Đi ngoài phân lỏng
- Các biểu hiện ở các cơ quan khác: triệu chứng hô hấp, triệu chứng thần kinh,…
3. Nhóm biến số về chỉ số cận lâm sàng:
● Công thức máu: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, haematocrit.
● Đông máu: PT, aPTT, Fibrinogen. ● Xét nghiệm sinh hóa máu:
+ Chức năng gan: AST, ALT, bilirubin trực tiếp, bilirubin gián tiếp, Albumin,…
+ Chức năng thận: ure, creatinin, điện giải đồ,… + Marker viêm: CRP, Pro-calcitonin
● Biến đối về chẩn đoán hình ảnh: + Siêu âm ổ bụng, màng phổi, màng tim
Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá
- Tuổi: chia làm các nhóm: 16-40, 41-55, 56-70, ≥70. - Giới: Nam, nữ
- Chỉ số khối cơ thể: BMI= (trọng lượng cơ thể) /(chiều cao x chiều cao)
Theo thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á, BMI< 18,5: Gầy; 18,5≤BMI<23: bình thường; BMI≥ 23: thừa cân.
- Ngày của bệnh: tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên đến khi bệnh nhân nhập viện, chia thành 2 giai đoạn: Sớm: N1-N3, Muộn N4- N8
- Sốt: khi nhiệt độ ≥37,5oC đo ở nách Mức độ sốt:
<38 độ: Sốt nhẹ
≥38 và <39 độ: Sốt vừa ≥ 39 độ: Sốt cao
- Mức độ xuất huyết: + Không xuất huyết + Xuất huyết dưới da
+ Xuất huyết niêm mạc nhẹ: chảy máu chân răng, chảy máu cam, kinh nguyệt sớm trước kỳ kinh,… không cần can thiệp thuốc hay thủ thuật cầm máu.
+ Xuất huyết nặng: chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng.
-Hô hấp: đánh giá bằng đếm nhịp thở, đo Sp02 và khám
lâm sàng.
Nhịp thở >24 lần/ph
Sp02 < 92%
Hội chứng 3 giảm: gõ đục, rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm.
- Huyết áp: đánh giá bằng cách đo huyết áp
Tụt huyết áp: huyết áp tối đa <90mmHg; huyết áp kẹt: hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20mmHg; huyết áp không đo được.
Các chỉ số cận lâm sàng
Công thức máu:
-Mức độ tăng hematocrit: + Tăng: >45 - 50% + Tăng cao: > 50%
- Mức độ giảm số lượng tiểu cầu: + Giảm: <150 G/L
+ Giảm vừa: 50 - <100 G/L + Giảm nặng: 5 - <50 G/L + Giảm rất nặng: <5 G/L
- Mức độ giảm số lượng bạch cầu: + Giảm: 1,5 - <4,0 G/L
+ Giảm nặng: <1,5 G/L - Đông máu cơ bản:
+ PT: bình thường 80-100%, giảm khi PT < 70%.
+ Fibrinogen: bình thường 2-4g/l, giảm khi fibrinogen < 2g/l.
- Sinh hoá máu
Bình thường: AST, ALT < 40U/L Rất nhẹ: AST, ALT: 40- <120U/L Nhẹ: 120 - < 400U/L.
Trung bình: AST, ALT 400 - < 1000U/L.
Nặng hoặc suy gan cấp: AST, ALT ≥ 1000U/L, có hoặc không có bệnh lý não gan.
+ Chức năng thận: creatinin tăng khi >120μmol/l + Albumin máu hạ khi < 35g/l.
+ CRP tăng khi > 5 mg/l + PCT tăng khi> 0,05 ng/l
Siêu âm: đánh giá dịch màng phổi, dịch ổ bụng, kích thước gan, túi mật ở tư thế nằm
+ Dịch màng phổi: dựa vào bề dày lớp dịch
+ Thành túi mật dày: khi thành túi mật dày trên 3mm và có 2 lớp.
+ Gan to: Gan phải to khi chiều cao ≥ 14cm, gan trái to khi chiều cao >10cm.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị: Trong nghiên cứu này chúng tôi phân loại như sau:
Kết quả điều trị tốt: BN khỏi và được xuất viện.
Kết qủa điều trị không tốt: BN tử vong tại viện hoặc xin về vì có nguy cơ tử vong.