a) Nguyên tắc:
- Hệ thống thoát nước mưa trong khu đất quy hoạch là hệ thống thoát nước riêng tự chảy, chu kỳ tính toán là 2 năm.
- Phù hợp với tình hình hiện trạng, các quy hoạch được duyệt, thuận lợi cho phân kỳ xây dựng.
26 - Các tuyến cống thoát nước mưa ngoài việc đảm bảo thoát nước mặt cho khu vực
nghiên cứu còn đảm bảo tiêu thoát nước cho các khu vực lân cận.
b) Giải pháp thiết kế:
* Xác định hướng thoát nước chính:
- Khu vực quy hoạch có địa hình dạng lòng chảo, thấp dần từ phía Đông Bắc xuống Tây Nam về QL1B, nước mưa của khu vực chảy tràn trên ruộng sau đó theo hệ thống kênh mương thủy lợi của khu vực thoát về phía Tây Nam theo hệ thống kênh trục tiêu của thành phố Thái Nguyên ra sông Cầu. Theo quy hoạch đê điều tỉnh Thái Nguyên, khu vực quy hoạch thuộc vùng tiêu TC2, nước mưa thoát ra cống TC2 ra sông Cầu. Do đó, nước mưa của khu vực sẽ được thu gom qua hệ thống cống dọc đường, một phần thoát về hồ Nhảnh để bổ sung nước cho hồ và điều tiết nước. Sau đó, qua hệ thống cống hộp BxH=2000x2000 -2500x2500mm dọc đường tránh QL1B đấu nối ra mương tiêu hiện trạng ở phía Tây. Tuân thủ theo định hướng thoát nước mưa của đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2040 đã được phê duyệt, phù hợp với hiện trạng tiêu thoát nước của khu vực. Khi xây dựng tuyến cống dọc QL1B và đấu nối với mương hiện trạng qua thành phố Thái Nguyên ra sông Cầu cần thỏa thuận với đơn vị quản lý.
* Về hệ thống thoát nước trong phạm vi quy hoạch:
Trên cơ sở các quy hoạch đã được duyệt, tình hình hiện trạng khu vực, trong đồ án này thiết kế hệ thống thoát nước mưa trong khu vực quy hoạch là các tuyến cống tròn thoát nước tự chảy D600mm-1.200mm và cống hộp BxH=1200x1200mm-BxH=2500- 2500mm. Đảm bảo thoát nước cho khu vực quy hoạch và khu vực xung quanh, đáp ứng nhu cầu thoát nước chung cho toàn bộ khu vực.
Khi lập dự án đầu tư xây dựng đề nghị Chủ đầu tư liên hệ với Cơ quan quản lý chuyên ngành, chính quyền địa phương hoặc Cơ quan có chức năng để được thỏa thuận các vấn đề có liên quan.
Giếng thu, giếng kiểm tra và ga thu nước: Dọc theo các tuyến cống thoát nước mưa bố trí các giếng thu tại vị trí thay đổi tiết diện cống, chuyển hướng cống, tại điểm xả các công trình để nạo vét bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa cống. Khoảng cách giữa các giếng là từ 30 - 50m tuỳ thuộc đường kính cống và điều kiện thực tế.
* Phương pháp tính toán:
- Các tuyến cống thiết kế mới được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn với công thức:
Q = q x x F (l/s; m3/s). Trong đó: Q - lưu lượng tính toán (l/s; m3/s) q - lưu lượng đơn vị (l/s.ha; m3/s.ha ). - Hệ số dòng chảy: 0,65.
F - diện tích lưu vực (ha)
Bảng 7: Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước mưa
STT Hạng mục Khối lượng Đơn vị
1 Cống tròn D600 m 14.010 2 Cống tròn D800 m 1.427 3 Cống tròn D1000 m 1.070 4 Cống tròn D1200 m 683 5 Cống hộp B1200 m 502 6 Cống hộp B1500 m 296 7 Cống hộp B2000 m 271 8 Cống hộp B2500 m 715
9 Ga thu nước mưa Cái 300
10 Ga thu thăm kết hợp Cái 785