Quảng Nam: Cấp thiết bảo hiểm nghề cá

Một phần của tài liệu 23_07_2018 ban tin thuy san (Trang 26 - 28)

KHAI THÁC THỦY SẢN

24. Quảng Nam: Cấp thiết bảo hiểm nghề cá

với các tàu sản xuất ở ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa bởi mùa bão lũ đang đến rất gần.

Mới đây, Công ty Bảo Việt Quảng Nam đã chi trả bồi thường gần 9 tỷ đồng đối với ngư dân Trần Văn Độ (xã Tam Hải, Núi Thành) - chủ tàu QNa-91515 đã bị cháy khi neo đậu tại khu vực thôn Long Thạnh Đông thuộc xã Tam Hải.

Anh Độ chia sẻ: “May nhờ bảo hiểm chi trả bồi thường đối với sự cố cháy tàu cá chứ không thì gia đình tôi đã tán gia bại sản rồi. Mua bảo hiểm cho tàu cá tôi đã được hỗ trợ đến 90% chi phí, rồi khi tàu bị cháy ngành bảo hiểm đã rất nhanh chóng có mặt, thực hiện nghĩa vụ của mình”. Tàu cá QNa-91515 của anh Độ được đóng mới từ nguồn vốn vay ưu đãi của Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản. Cũng theo Nghị định 67, anh Độ đã được nhà nước hỗ trợ 90% chi phí mua bảo hiểm thân tàu và 100% chi phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên.

Anh Độ kể, theo nghề biển, không may có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, tàu có thể bị chìm, bị cháy hoặc bị tàu nước ngoài đâm va hỏng hóc. Trong quá trình sản xuất trên biển, tai nạn của bạn biển sẽ thường trực xảy đến nếu ngư dân lơ là trong phút chốc. “Từ sự cố xấu của tàu cá QNa-91515, tôi khuyên các chủ tàu cá khác hãy tranh thủ mua bảo hiểm để được bồi thường, đầu tư tái sản xuất sau khi không may bị tai nạn” - anh Độ nói.

Từ khi Nghị định 67 có hiệu lực từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 694 lượt tàu, 12.446 lượt thuyền viên được nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên. Với vai trò thực hiện bảo hiểm nghề cá tại Quảng Nam, Công ty Bảo Việt Quảng Nam đã chi trả bồi thường cho hơn 170 hồ sơ với tổng số tiền bồi thường lên đến 39,2 tỷ đồng.

Ngư dân Phạm Phú Thành (thôn Bình Tân, xã Bình Minh, Thăng Bình) đã được ngành bảo hiểm bồi thường 2 tỷ đồng sau sự cố tàu cá QNa-95959 của ông bị tàu lạ đâm chìm khi đang sản xuất ở ngư trường Hoàng Sa.

“Sự cố không may xảy đến khiến tôi và các thuyền viên rất đau lòng nhưng được an ủi là các ngành chức năng, trong đó có bảo hiểm đã nhiệt tình đến thăm hỏi, động viên và thực hiện bồi thường bảo hiểm. Trong cái rủi có cái may, với 2 tỷ đồng được bồi thường, tôi vay thêm vốn để đóng mới tàu công suất lớn, trở lại sản xuất ở vùng biển Hoàng Sa đi đôi với bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc” - ông Phạm Phú Thành nói.

Ông Huỳnh Bá Thanh - Phó Giám đốc Công ty Bảo Việt Quảng Nam cho biết, trong vòng gần 4 năm qua, kể từ khi Nghị định 67 có hiệu lực, ngành bảo hiểm đã tiếp nhận 38,3 tỷ đồng tiền mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên, trong đó, ngư dân nộp 3 tỷ đồng còn nhà nước hỗ trợ 35,3 tỷ đồng. Với việc thực hiện bồi thường cho 170 hồ sơ bảo hiểm, đã chi trả 39,2 tỷ đồng, hơn tổng phí bảo hiểm là 900 triệu đồng.

“Mặc dù bị lỗ khi triển khai chính sách bảo hiểm nhưng chúng tôi luôn vận động, tuyên truyền ngư dân mua bảo hiểm để có thể được bồi thường khi không may xảy ra sự cố ngoài mong muốn. Mua bảo hiểm, các ngư dân sẽ yên tâm hơn với quá trình bám biển nhiều cam go của mình. Chúng tôi sẵn sàng và luôn đồng hành cùng ngư dân, đặc biệt là các ngư dân sản xuất ở 2 ngư trường truyền thống là Hoàng Sa và Trường Sa” - ông Huỳnh Bá Thanh nói.

Mới đây, Công ty Bảo Việt Quảng Nam phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai chính sách bảo hiểm theo Nghị định 17 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 67 tại xã Tam Quang (Núi Thành). Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã nhiệt tình kêu gọi ngư dân mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên.

Ông Ngô Tấn cho biết, so với Nghị định 67, Nghị định 17 không ưu việt bằng vì mức hỗ trợ cho ngư dân mua bảo hiểm thân tàu có giảm, chỉ còn 50% chứ không phải 90% như trước đây. Tuy vậy, ngư dân cần huy động 50% chi phí còn lại để có thể mua bảo hiểm, qua đó, quá trình sản xuất trên biển sẽ bớt nguy nan hơn. Mùa biển động đang đến gần, thời tiết thất thường, dông lốc có thể khiến cho tàu cá gặp tai nạn không mong muốn. Chỉ có mua bảo hiểm, ngư dân mới được chi trả bồi thường, qua đó có nguồn vốn để đầu tư lại cho phương tiện phục vụ quá trình sản xuất trên biển.

Để được nhà nước hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm, các chủ tàu phải đáp ứng một số điều kiện. Đó là ngư dân phải là chủ sở hữu tàu cá có công suất máy chính từ 90CV trở lên; là thành viên của tổ, đội hợp tác nghề cá; có giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy phép sản xuất trên các vùng biển xa; đã thực hiện đăng ký thuyền viên và được cơ quan nhà nước cấp sổ danh bạ thuyền viên; được xác nhận bởi chính quyền cấp xã. (Báo Quảng Nam 21/7, Việt Quang)đầu trang

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chống đánh bắt trái pháp luật ở Lý Sơn

Một phần của tài liệu 23_07_2018 ban tin thuy san (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)