Từ kết quả ước lượng có thể thấy hệ số hồi quy của biến tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và tín dụng chứng từ đều không có ý nghĩa đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giải thích cho việc này, nhóm nghiên cứu cho rằng do mô hình OLS chưa phải là mô hình phù hợp nhất để nghiên cứu cho mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với những biến số giải thích này. Do đó dẫn đến kết quả ước lượng bị sai lệch.
Biến thâm hụt ngân sách có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2010-2020 trong bài nghiên cứu này. Hệ số hồi quy cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thâm hụt ngân sách tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm 0.11026%.
Hệ số tương quan giữa tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và tốc độ tăng trưởng kinh tế mang dấu dương, cho thấy khi biến số FDI tăng lên thì tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng theo. Vì tổng tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia quốc gia thông qua: góp phần quan trọng vào công cuộc hiện đại hóa công nghệ của nền kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao và tinh thần lao động sáng tạo; tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết đói nghèo, nâng cao đời sống người dân; thúc đẩy phát triển của đội ngũ doanh nghiệp trong nước; phát triển thị trường và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn thế nữa thì khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lý tốt, tình hình hoạt động chính trị cao thu hút được nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài quốc gia.
Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát là dương. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP tăng 0.196877%, cho thấy các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2010-2020 của bài nghiên cứu đã kiểm soát tốt lạm phát và biết cách sử dụng công cụ này để nhằm mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu và làm gia tăng giá trị cho nền kinh tế.
Hệ số tương quan giữa tỷ lệ vốn đầu tư với tốc độ tăng trưởng kinh tế là âm, có nghĩa là khi các điều kiện khác không đổi đi khi giá trị biến này tăng lên thì tốc độ tăng
28 trưởng GDP sẽ giảm, từ đó có thể thấy vốn đầu tư quá nhiều mà sử dụng không hiệu quả thì tốc đọc tăng trưởng kinh tế sẽ giảm.
Hệ số tương quan giữa tín dụng nội địa và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP là dương, cho thấy khi các yếu tố khác không đổi, tín dụng nội địa càng cao thì tốc độ tăng trưởng GDP càng lớn.
Hệ số tương quan giữa tỉ lệ gia tăng dân số với tốc độ tăng trưởng kinh tế là dương, cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của vốn nhân lực trong việc ổn định nền kinh tế. Có thể thấy yếu tố con người mang lại sự tăng trưởng kinh tế hiệu quả, do đó cần chú trọng hơn nữa vào việc nâng cao mức sống bằng việc nâng cao phúc lợi xã hội, thúc đẩy trình độ lao động để có thể tận dụng được nguồn lao động dồi dào khi tốc độ tăng trưởng dân số đang đạt trạng thái vàng như hiện nay và nó có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế, đạt được nhiều mục tiêu kinh tế trong dài hạn
29
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 3.1. Kết luận
Trong bài nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2010-2020”, dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển, cũng như các kết quả ước lượng trên, nhóm nghiên cứu đã chọn ra các biến: thâm hụt ngân sách, tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư, tín dụng nội địa và tỷ lệ gia tăng dân số.
Sau khi thực hiện các thủ tục tìm hiểu cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình, tiến hành các suy diễn thống kê và thực hiện các kiểm định vi phạm giả thuyết của mô hình thì nhóm rút ra được một số kết luận chính về mô hình hồi quy. Các biến số thâm hụt ngân sách, tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư và tỷ lệ gia tăng dân số có ý nghĩa tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong mô hình nghiên cứu của mình, nhóm cũng đã tiến hành những kiểm định cần thiết nhằm đưa ra mô hình chính xác và phù hợp nhất phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, trong giới hạn của mình, bài nghiên cứu cũng còn một số hạn chế không thể tránh khỏi. Mô hình vẫn mắc phải khuyết tật khi kiểm định như nhiễu không phân phối chuẩn. Hệ số xác định R2= 0.356 cho thấy mô hình có ý nghĩa không được cao.
3.2. Hàm ý chính sách cho Việt Nam
Bài nghiên cứu này tìm hiểu và đánh giá về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế bằng số liệu thực nghiệm ở các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2010 – 2020. Kết quả rút ra được từ việc thực hiện mô hình thực nghiệm theo phương pháp OLS chỉ ra rằng có sự khác biệt trong tác động của ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia khác nhau. Sử dụng phương pháp nào, nguồn nào còn tùy thuộc nhiều đặc điểm, điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính riêng của từng quốc gia đó trong từng giai đoạn. Vì thế mà đối với từng lãnh thổ, chúng ta cần có hàm ý chính sách riêng biệt và phù hợp.
30 Do thời gian và hiểu biết còn thiếu sót, nhóm tác giả chỉ đưa ra đề xuất về một số hàm ý chính sách trực tiếp và gián tiếp cho Việt Nam. Hàm ý trực tiếp tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng về lâu dài sẽ mang lại những tác động không tích cực đến nền kinh tế, do đó đây được coi như là những chính sách không bền vững. Ngược lại, để mang đến tính bền vững và lâu dài hơn, cần chú ý kiên trì thực hiện cẩn thận và chi tiết những hàm ý gián tiếp để đạt được hiệu quả.
❖ Trực tiếp
a. Nhà nước phát hành thêm tiền
Phát hành thêm tiền là biện pháp đơn giản và dễ thực hiện để nhanh chóng huy động nguồn vốn nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước mà lại không tốn quá nhiều chi phí để thực hiện. Tuy nhiên, nếu Chính phủ trực tiếp phát hành quá nhiều tiền giấy để gia tăng cung tiền thì sẽ gây nên tình trạng lạm phát và gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Vì vậy, phương án này chỉ nên được áp dụng ở mức độ hợp lý để tỷ lệ lạm phát thấp và có thể kích cầu tiêu dùng. Trên thực tế, Nhà nước ta thường đẩy mạnh tiền tệ hóa trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi, nhằm kiềm chế và kiểm soát được tình trạng lạm phát. Mặc dù vậy, điều này sẽ khiến lãi suất thị trường tăng lên.
b. Vay nợ cả trong và ngoài nước
Một trong các biện pháp để giải quyết bội chi ngân sách nhà nước là vay nợ. Để biện pháp này có hiệu quả, Chính phủ đã sử dụng để chi đầu tư phát triển ở nhiều lĩnh vực nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và bổ sung dự trữ nhà nước. Đồng thời cũng phải tăng năng suất lao động hiệu quả để tạo ra thặng dư, giúp giảm dần thâm hụt và để có được nguồn thặng dư cho việc trả nợ.
Mặt khác, việc vay nợ sẽ gây áp lực lên nợ công, gây ra nhiều tác động tiêu cực cho ngân sách. Đặc biệt, thực trạng Việt Nam chưa phân bổ thực hiện vốn vay một cách hiệu quả, cơ chế giám sát thực hiện còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng lãng phí và tham nhũng, sẽ tạo nên hậu quả lớn đối với nền kinh tế xã hội.
Vay nợ nước ngoài nhiều, nợ công thêm gánh nặng. Trước hết, đồng nội tệ lên giá làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế. Khi
31 trả nợ, dự trữ ngoại hối giảm sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá nếu vay quá nhiều. Ngoài ra, điều này còn kéo theo nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực về chính trị.
Để bù đắp bội chi, các công cụ điều hành vĩ mô như công cụ lãi suất, tỷ giá... sẽ được sử dụng để vay nợ trong nước. Điều này sẽ gây áp lực lên lạm phát. Vòng nợ - trả lãi – bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng, về lâu dài sẽ gây mất ổn định kinh tế, kéo theo gánh nặng chi trả của ngân sách nhà nước ở các thời kỳ sau, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ.
c. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Sử dụng vốn đầu tư nước ngoài là phương pháp giúp Việt Nam nâng cao hiệu quả kinh tế mà không tốn nhiều chi phí và giảm áp lực lên chi tiêu công của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều những nguồn vốn này, Chính phủ cần đưa ra các chính sách và ưu đãi hợp lý, hiệu quả cho các bên. Các doanh nghiệp, địa phương nói riêng và Nhà nước nói chung cần cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng nhằm thu hút các dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại. Đồng thời, nguồn nhân lực phải nỗ lực học hỏi nhằm nâng cao trình độ lao động, quản lý nhằm tiếp thu và áp dụng được vào các dự án mới. Cùng với đó, Nhà nước ta phải thực hiện rà soát, điều chỉnh, cơ cấu và phân bổ những dự án đầu tư phù hợp nhằm tạo môi trường cho nền kinh tế phát triển lành mạnh.
d. Tăng các khoản thu
Khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt, thượng sách mà bất cứ Chính phủ nào cũng hy vọng áp dụng được là tăng thu ngân sách nhà nước. Chính sách này được thực hiện bằng biện pháp tích cực khai thác mọi nguồn thu, thay đổi và áp dụng các sắc thuế mới, nâng cao hiệu quả thu, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu thuế nhằm giảm thiểu tình trạng giảm thu ngân sách nhà nước.
Việc tăng các khoản thu đặc biệt là thuế sẽ góp phần bồi đắp sự thâm hụt và bội chi ngân sách nhà nước. Dù vậy, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi ngân sách, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân, đặc biệt nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền
32 kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với việc tăng thuế nội địa, cần cân nhắc để đảm bảo nguồn thu nhưng vẫn đảm bảo tính động viên, mức thuế “vừa sức” doanh nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, cần lưu ý khi tăng thu vẫn phải chú ý khuyến khích các ngành, vùng trọng điểm để tạo lực đẩy cho nền kinh tế và phải xác định cái gốc cơ bản là phải tăng thu ngân sách nhà nước bằng chính sự tăng trưởng kinh tế.
Tăng thu thông qua tăng thuế là chính sách không được ủng hộ bởi nhân dân và xét trên tình hình hiện tại, Chính phủ ta thậm chí còn cắt giảm nhiều loại thuế phí nhằm khuyến khích, động viên nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thực hiện bằng việc tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng, biện pháp này góp phần chuyển giao thu nhập và giảm tình trạng phân hóa giai cấp xã hội. Tại các nước phát triển, thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu chính trong ngân sách nhà nước nhưng tại nước ta, luật về thu thuế này chỉ mới được ban hành từ năm 2007.
e. Triệt để tiết kiệm các khoản chi
Nhà nước hàng năm đều phân bổ rạch ròi về các khoản chi và cố gắng không để vượt quá nhiều so với dự toán. Khoản chi vào quỹ dự trữ, dự phòng và chi trả nợ, trả lãi là không thể cắt giảm vì đây là những khoản chi cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Việt Nam luôn chú trọng phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, chi đầu tư phát triển là hợp lý và cần thiết. Cắt giảm khoản chi này là đi ngược lại với mong muốn tăng trưởng kinh tế. Nhà nước khi muốn giảm chi từ khoản này cần cân nhắc thận trọng, cắt giảm những dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết và chưa khả thi, triệt để tiết kiệm đầu tư công và chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm, then chốt và cấp thiết, mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế - xã hội, tránh dàn trải nguồn vốn.
Chính phủ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên của các khoản chi. Và để đảm bảo các khoản chi khác được hoàn thành, Việt Nam cần thực hiện cắt giảm nhiều nhất chính là ở chi thường xuyên. Những khoản chi nào chưa thật sự cần thiết hay không hiệu quả thì cần được loại bỏ. Nhà nước có theo dõi sát sao đến từng địa phương để có thể tiết kiệm các nguồn chi phí như chi hội họp, công tác phí, đầu tư trang thiết bị,… khi có thể. Đồng thời, thực
33 hiện chống tham nhũng, lãng phí khi đi qua các cấp, các ngành. Chính vì thế, Nhà nước ta cần lực lượng quản lý chất lượng và công minh. Từ đó, tinh giảm biên chế cán bộ nhà nước cũng là một biện pháp nhằm tiết kiệm chi tiêu. Không chỉ vậy, điều này giúp khoản chi để cách tiền lương được dồi dào hơn, Nhà nước ta đạt được cả mục đích về nguồn lực kinh tế và con người. Tuy nhiên, nếu lạm dụng biện pháp này, về lâu dài sẽ mang lại hậu quả không lường cho tăng trưởng kinh tế.
❖ Gián tiếp
a. Tăng cường vai trò và hiệu quả của cơ quan quản lý Nhà nước
Để nâng cao vai trò của mình, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế – xã hội nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi lạm phát là một vấn nạn của tất cả các nước trên thế giới thì việc thúc đẩy vai trò quản lý của Nhà nước đối với quản lý ngân sách nói chung và xử lý bội chi ngân sách nói riêng là vô cùng cấp thiết.
Khi có những dấu hiệu của việc bội chi ngân sách nhà nước, Việt Nam phải thực hiện ngay những biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô, kiểm soát lạm phát và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế.
b. Siết chặt kỷ luật tài chính ngân sách
Để giảm thâm hụt ngân sách, giảm nợ công, Bộ Tài chính cần phối hợp với các bộ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách. Các giải pháp cụ thể là đẩy mạnh điều chỉnh cơ cấu thu chi lành mạnh hơn, tập trung tăng tỷ trọng thu nội địa, tiết kiệm và giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư và bố trí đủ nguồn trả nợ. Tăng cường hiệu quả quản lý nợ công theo hướng tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, sửa đổi bổ sung