Quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu 1074-cv-hu.signed (Trang 37 - 38)

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2020-2025 1 Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế

4.Quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu

chủ động ứng phó biến đổi khí hậu

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên, đất, nước, rừng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Tập trung, tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và Huyện ủy, đạt mục tiêu nâng cao độ che phủ rừng và diện tích rừng theo quy hoạch, kế hoạch; kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm; bảo vệ đa dạng sinh học.

27

- Phối hợp điều tra cơ bản, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất, nước và các nguồn tài nguyên. Nâng cao năng lực giám sát về môi trường và biến đổi khí hậu, năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai và thảm họa môi trường.

- Không để xảy ra tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, cụm công nghiệp, khu đông dân cư, đô thị. Tiếp cận, chọn lọc về tiêu chuẩn kỹ thuật trong ứng dụng, sử dụng các công nghệ, kiên quyết loại trừ công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

- Huy động nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (bảo đảm an toàn các hồ, đập chứa nước, đẩy mạnh phục hồi, trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng...). Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

- Nâng cao năng lực, chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu 1074-cv-hu.signed (Trang 37 - 38)