Khái niệm chung về mạng điện cơng nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện (Trang 83 - 86)

Mục tiêu:

- Trình bầy được khái niệm về mạng điện cơng nghiệp và yêu cầu chung khi lắp đặt

1.1. Mạng điện cơng nghiệp

Mạng điện cơng nghiệp là mạng động lực ba pha cung cấp điện cho các phụ tải cơng nghiệp. Phụ tải cơng nghiệp bao gồm máy mĩc, trang thiết bị cụng nghiệp sử dụng năng lượng điện sản xuất ra các sản phẩm cơng nghiệp trong các dây chuyền cơng nghệ.

Phụ tải điện cơng nghiệp chủ yếu là các động cơ điện xoay chiều ba pha cao, hạ áp, dịng điện xoay chiều tần số cơng nghiệp 50Hz; các lị điện trở, lị hồ quang, lị cảm ứng trung tần, các thiết bị biến đổi và chỉnh lưu….Trong các xí

nghiệp cơng nghiệp dùng chủ yếu là các động cơ điện khơng đồng bộ 3 pha hạ áp cĩ điện áp < 1kV như điện áp D/Y: 220/380V; D/Y: 380/660V; D/Y: 660/1140V. Các động cơ điện cao áp 3kV, 6kV, 10kV, 15kV thường dùng trong các dây truyền cơng nghệ cĩ cơng suất lớn như các máy nghiền, máy cán, ép, máy nén khí, quạt giĩ, máy bơm… Như ở trong các nhà máy sản xuất xi măng, các trạm bơm cơng suất lớn….

Ngồi phụ tải động lực là các động cơ điện ra, trong xí nghiệp cịn cĩ phụ tải chiếu sáng phục vụ chiếu sáng cho nhà xưởng, bến, bãi, chiếu sáng cho đường đi và bảo vệ. Các thiết bị này dùng điện áp 220V, tần số 50Hz.

Mạng điện xí nghiệp bao gồm:

- Mạng điện cao áp cung cấp điện cho các trạm biến áp xí nghiệp, trạm biến áp phân xưởng và các động cơ cao áp.

- Mạng điện hạ áp cung cấp điện cho các động cơ điện hạ áp dùng trong truyền động cho các máy cơng cụ và chiếu sáng.

Để tránh làm rối mặt bằng xí nghiệp, cản trở giao thơng và mất mỹ quan, rất nhiều mạng điện xí nghiệp dùng cáp ngầm và các dây dẫn bọc cách điện luồn trong ống thép hoặc ống nhựa cách điện đặt ngầm trong đất hoặc trên tường và trên sàn nhà phân xưởng.

1.2. Yêu cầu chung khi thực hiện lắp đặt

Để thực hiện lắp đặt trước hết phải cĩ mặt bằng bố trí nhà xưởng, mặt bằng bố trí thiết bị trong nhà xưởng trên bản đồ địa lý hành chính, trên đĩ ghi rõ tỉ lệ xích để dựa vào đĩ xác định sơ bộ các kích thước cần thiết, xác định được diện tích nhà xưởng, chiều dài các tuyến dây. Từ đĩ, vẽ bản đồ đi dây tồn nhà máy; bản vẽ sơ đồ đi dây mạng điện các phân xưởng bao gồm mạng động lực và mạng chiếu sáng.

- Sơ đồ đi dây tồn nhà máy (mạng điện bên ngũai nhà xưởng).

Bản vẽ này thể hiện các tuyến dây của mạng điện bên ngũai nhà xưởng. Trên bản vẽ thể hiện số lượng dây dẫn hoặc cáp đi trên mỗi tuyến, mã hiệu. kí hiệu của đường dây, cao trình lắp đặt, đường kính ống thép lồng dây, …

- Bản vẽ sơ đồ đi dây mạng điện phân xưởng (hình 4.1).

Trên sơ đồ đi dây của mạng điện phân xưởng (mạng điện trong nhà), trên đĩ thể hiện vị trí đặt các tủ phân phối và tủ động lực và các máy cơng cụ.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)