Khái niệm chung về tờ trình

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính thông dụng phần 1 (Trang 25)

1.1. Khái niệm:

Tờ trình là văn bản hành chính được các chủ thể ban hành khá phổ biến là công cụ rất cần thiết trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành của một cơ quan nhà nước, tổ chức.

Tờ trình là loại văn bản đề xuất lên cấp trên có thẩm quyền nhằm được phê chuẩn một chủ trương, một đề án mới hoặc thay thế quy định, quy chế, định mức…

Tờ trình là loại văn bản hành chính được cơ quan nhà nước, tổ chức sử dụng để đề xuất với cấp trên có thẩm quyền phê duyệt một CHƯƠNGmới phát sinh trong hoạt động của cơ quan nhằm thực hiện chức năng quản lý, điều hành một cách có hiệu quả nhất.

1.2. Mục đích sử dụng của tờ trình

Với sự phong phú về công việc được đề cập trong nội dung của tờ trình cho thấy tờ trình là loại văn bản được các cơ quan nhà nước, các tổ chức sử dụng để giải quyết những công việc sau:

- Trình cấp trên đề án, chương trình về lĩnh vực quản lí của chủ thể đó.

- Đề xuất một chủ trương, chính sách, phương án công tác, một chế độ, tiêu chuẩn, định mức

- Trình cấp trên, một dự thảo văn bản mới hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ văn bản hay quy định nào đó trong văn bản không còn phù hợp.

Đề xuất những vấn đề thông thường trong điều hành quản lí ở cơ quan như mở rộng quy mô, thay đổi chức năng hoạt động, xây dựng thêm cơ sở vật chất.

1.3. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình:

Tờ trình có nội dung chứa đựng các vấn đề khá da dạng và phong phú, do đó, khi soạn thảo loại văn bản này, người soạn thảo phải tuân theo những yêu cầu cơ bản sau đây:

- Phân tích căn cứ thực tế những điểm tích cực, tiêu cực của tình hình làm căn cứ mang tính thuyết phục làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần đề xuất những vấn đề mới.

- Nêu các chủ đề xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể. Các kiến nghị phải hợp lý. - Phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển, khắc phục khó khăn.

- Dự đoán, phân tích được những phản ứng có thể xảy ra xung quanh đề nghị mới được ghi trong tờ trình.

- Phân tích khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện đề nghị mới, đề ra được các biện pháp khắc phục.

- Hành văn trong tờ trình phải là văn phong nghị luận, diễn đạt phải rõ ràng, có lý lẽ chặt chẽ mang tính thuyết phục cao nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Từ những yêu cầu cơ bản trên đây, người soạn thảo phải vận dụng để hoàn thành nội dung của tờ trình với chất lượng cao nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính thông dụng phần 1 (Trang 25)