Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết bị điện gia dụng (Trang 81 - 82)

Mục tiêu:

Trình bầy được các khái niệm về quá trình làm lạnh,phương pháp làm lạnh 1.1.Quá trình làm lạnh

Làm lạnh là quá trình tỏa nhiệt từ một vật hoặc một không gian giới hạn ra môi trường. Do nhiệt độ chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn nên muốn hạ nhiệt từ một vật để nhiệt độ của nó hạ xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường thì phải tiêu tốn một khoảng năng lượng.

Để duy trì độ lạnh của vật thì vật đó phải được đặt cách nhiệt với môi trường. Trong hệ thống luôn có dòng nhiệt truyền từ môi trường vào vật làm lạnh, dòng nhiệt này càng lớn vật mất lạnh càng nhanh.

1.2. Các phương pháp làm lạnh

Dùng một vỏ cách nhiệt đơn giản (mút, xốp) bên trong ta đặt một khối nước đá ta sẽ có một buồng lạnh có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường. Sự truyền nhiệt từ sản phẩm bảo quản đến khối nước đá thông qua sự đối lưu không khí bên trong buồng lạnh nên muốn làm lạnh nhanh thì phải có kích cỡ buồng lạnh phù hợp.

Ta có thể sử dụng hỗn hợp (nước + đá) trộn với muối để hạ nhiệt độ tan chảy của hỗn hợp xuống -210C hoặc sử dụng đá khô (CO2) để làm lạnh. Khi đó không làm ướt sản phẩm bảo quản, nhiệt độ buồng lạnh có thể đạt tới -780C.

1.2.2. Phương pháp bảo quản lạnh bằng bay hơi chất lỏng

Quá trình bay hơi của chất lỏng luôn gắn liền với quá trình thu nhiệt. Các chất có nhiệt độ bay hơi càng thấp càng dễ bay hơi, khi bay hơi nhiệt độ hấp thụ càng lớn như : cồn, xăng, gas bật lửa…

Phương pháp bay hơi chất lỏng để làm lạnh là nguyên lý chung của các thiết bị lạnh gia dụng và công nghiệp.

Môi chất lạnh thường được sử dụng là : + R12 có nhiệt độ sôi -28,90C + R22 có nhiệt độ sôi -40,80C + NH3 có nhiệt độ sôi -33,40C 2. Tủ lạnh 3 2 1 4

Hình 4-1. Bảo quản lạnh bằng nước đá

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết bị điện gia dụng (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)