Qua hơn 30 năm trở lại đây, nhiều nhà kinh tế học đã phát triển nhiều cách hoạch định tổng hợp bằng phương pháp tính toán, trong đó phải kể đến hai phương pháp chủ yếu thường được sử dụng là phương pháp bài toán vận tải và quy hoạch tuyến tính. Do giới hạn của giáo trình nên chúng tôi chỉ trình bày phươn pháp bài toán vận tải.
Phương pháp vận tải không giống như phương pháp thử đúng sai bằng cách vẽ đồ thị mà phương pháp này sẽ giúp ta xây dựng được kế hoạch khả thi với chi phí cực tiểu.
Phương pháp này rất linh hoạt vì nó cho phép chúng ta sử dụng cả giờ làm việc thường xuyên trong giờ lẫn giờ phụ trội cho mỗi giai đoạn trong sản xuất. Số lượng sản phẩm có thể được đặt gia công ngoài do làm thêm ca hay chuỷen số tồn kho từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
Trong ví dụ dưới đây ta sẽ thấy rõ hàng được cung cấp bao gồm hàng lấy từ kho sẵn có hay được sản xuất trong giờ, giờ phụ trội (vượt giờ) hay đặt ngoài (hợp đồng phụ). Chi phí được ghi trong ô nhỏ nằm ở góc phải phía trên của mỗi ô của ma trận, chi phí này có liên quan tới số đơn vị được sản xuất trong giai đoạn đã cho, hay số đơn vị được tồn kho từ giai đoạn trước đó.
Ví dụ: một công ty có lập kế hoạch để xác định các chỉ tiêu sản xuất tương ứng với nhu cầu, khả năng thực tế và chi phí sản xuất theo bảng dưới đây:
Chỉ tiêu Các thời kỳ
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
Nhu cầu
Khả năng sản xuất
- Bình thường (trong giờ) - Vượt giờ (ngoài giờ) - Đặt ngoài (hợp đồng phụ) - Tồn kho đầu kỳ 450 300 50 200 50 550 400 50 200 750 450 50 200 Các chi phí:
- Chi phí làm trong giờ - Chi phí làm ngoài giờ - Chi phí hợp đồng phụ - Chi phí tồn kho 50.000, đồng/sản phẩm 65.000, đồng/sản phẩm 80.000, đồng/sản phẩm 1.000, đồng/sản phẩm Công ty có lực lượng lao động cố định và đáp ứng được mọi nhu cầu. Hãy phân phối khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu để tổng chi phí là thấp nhất và bằng bao nhiêu?
47
Trước khi giải bài toán ta cần lưu ý:
1. Chi phí tồn trữ là: 1.000, đồng/sản phẩm/tháng cho những sản phẩm được sản xuất trong cùng một giai đoạn (tháng). Vì chi phí tồn trữ này có quan hệ tuyến tính với thời gian nên nếu sản xuất (hay giữ kho) 2 tháng thì chi phií tăng lên thành 2.000, đồng/sản phẩm/tháng.
2. Do bài toán vận tải đòi hỏi điều kiện cung bằng cầu, nên cần phải thêm một cột giả gọi là “khả năng không sử dụng” hay “công suất không dùng đến” chi phí cho khả năng không sử dụng bằng không.
3. Số lượng sản phẩm ở mỗi cột là mức dự trữ tồn kho cần thiết để đáp ứng (tiếp cận) với cầu. Chẳng hạn: trong tháng 1 có nhu cầu là 450 sản phẩm được đáp ứng bằng 50 sản phẩm của tồn kho đầu kỳ cộng với 300 sản phẩm được sản xuất trong giờ, 50 sản phẩm làm ngoài giờ và 50 sản phẩm được sản xuất bằng hợp đồng phụ.
48
Chương 4: Hoạch định lịch trình sản xuất Mã chương: 16.04
Mục tiêu:
- Trình bày được các nguyên tắc sắp xếp công việc trên một phương tiện - Thực hiện được nguyên tắc Johnson trong sắp xếp các công việc trên các máy
- Vận dụng được phương pháp phân công công việc trên các máy và ở từng nhân viên.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
Nội dung chính: