Tại thành phố Tam Điệp và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm

Một phần của tài liệu 2020 - 2 (Trang 28 - 31)

với mục tiêu: Mô tả kiến thức về phòng chống các bệnh không lây nhiễm của người dân huyện Hoa Lư và thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình năm 2019.

Trong tổng số 1.931 đối tượng được nghiên cứu (ĐTNC), nữ giới nhiều hơn nam giới. Về tuổi, nhóm tuổi từ 50 - 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,5%, thấp nhất là nhóm tuổi từ 18 - 30 tuổi chiếm 7,6%, trên 70 tuổi chiếm tỷ lệ 15,8%. Đa số ĐTNC là dân tộc kinh và không theo tôn giáo nào, phật giáo và thiên chúa giáo chiếm tỷ lệ rất thấp. Về trình độ học vấn, tập trung chủ yếu là THCS, chiếm tỷ lệ 38,5%, tiếp đến là THPT với tỷ lệ 36,5%; cao đẳng, trung cấp chiếm 6,6%; đại học, sau đại học chiếm 7,1%, vẫn còn 1 số ít ĐTNC không biết chữ chiếm tỷ lệ 0,5%. Về nghề nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (27,7%), tiếp đến là cán bộ hưu trí (23,9%), thấp nhất là sinh viên chiếm tỷ lệ 1,2%.

Kiến thức về phòng chống bệnh không lây nhiễm

*Tỷ lệ đối tượng hiểu đúng về khái niệm bệnh không lây nhiễm

KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNHKHÔNG LÂY NHIỄM CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH KHÔNG LÂY NHIỄM CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

tại thành phố Tam Điệp và huyện Hoa Lư,tỉnh Ninh Bình năm 2019 tỉnh Ninh Bình năm 2019

BS. Lê hoàNg Nam

Biểu đồ 1: Tỷ lệ đối tượng hiểu đúng về khái niệm bệnh không lây nhiễm

Nhận xét: Hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều có kiến thức đúng về khái niệm BKLN (85,1%) * Tỷ lệ đối tượng biết các nhóm bệnh không lây nhiễm chủ yếu

Biểu đồ 2: Tỷ lệ đối tượng biết các nhóm bệnh không lây nhiễm chủ yếu

Nhận xét: Tỷ lệ các ĐTNC liệt kê đầy đủ các nhóm BKLN chủ yếu chiếm tỷ lệ rất thấp (2,1%), trong đó, bệnh tăng huyết áp (THA) được biết đến chiếm tỷ lệ cao nhất (49,0%) trong số 4 nhóm bệnh không lây nhiễm chủ yếu, tiếp đến là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) (39,2%), thấp nhất là bệnh hen phế quản (HPQ)/COPD chiếm tỷ lệ 9,6%.

* Tỷ lệ đối tượng biết các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm

Nhận xét: Chỉ có 3,5% người biết đầy đủ các yếu tố nguy cơ của BKLN. Trong số những yếu tố nguy cơ của BKLN, sử dụng rượu bia ở mức có hại được nhiều người biết đến nhất (36,1%), tiếp đến là hút thuốc lá với 32,2%, yếu tố được biết đến ít nhất là ít hoạt động thể lực chiếm tỷ lệ 21%.

* Tỷ lệ đối tượng biết tác hại của bệnh không lây nhiễm

Biểu đồ 4: Tỷ lệ đối tượng biết tác hại của bệnh không lây nhiễm

Nhận xét: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, ĐTNC biết đủ 3 tác hại của BKLN chiếm tỷ lệ thấp (2,7%). Trong số các hậu quả của BKLN, số người biết hậu quả tàn tật, tử vong chiến tỷ lệ cao nhất, thấp nhất hậu quả ảnh hưởng đến kinh tế.

* Tỷ lệ đối tượng biết cách phòng bệnh không lây nhiễm

Biểu đồ 5: Tỷ lệ đối tượng biết các biện pháp phòng bệnh không lây nhiễm

Nhận xét: Tỷ lệ ĐTNC biết các biện pháp phòng BKLN rất thấp, chưa đến 1%. Trong đó, biện pháp luyện tập thể thao được mọi người biết đến nhiều nhất, biện pháp ăn nhiều rau quả được số người biết đến ít nhất 13,2%.

Như vậy, kiến thức của người dân về các BKLN nói chung còn rất hạn chế. Đa số đối tượng hiểu được định nghĩa BKLN là bệnh không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác (85,1%) xong tỷ lệ người dân có kiến thức đầy đủ về các nhóm bệnh không lây nhiễm chủ yếu, các yếu tố nguy cơ của bệnh, tác hại của bệnh và biện pháp phòng chống BKLN rất thấp (dưới 5%). Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về các BKLN đến cộng đồng đặc biệt chú trọng các nhóm bệnh không lây nhiễm chủ yếu như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh ung thư. Cung cấp thông tin về các hành vi nguy cơ dẫn đến BKLN và biện pháp giúp cộng đồng phòng tránh bệnh./.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đánh giá bộ KIT LightPower iVA SARS- CoV-2 1st RT-rPCR Kit do Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất theo Quy trình Danh sách Sử dụng Khẩn cấp (EUL) và cấp mã số

EUL 0524-210-00. Trước đó, ngày 21/4, Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh cũng đã cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Châu Âu (CE) và cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sản phẩm xét nghiệm này. Bộ KIT xét nghiệm Covid-19 có thể được bán tự do ở tất cả các quốc gia thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu bao gồm Vương quốc Anh. Sau khi được Bộ Y tế và chăm sóc xã hội Vương quốc Anh cấp phép, bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á đã được một đối tác đặt mua độc quyền để phân phối tại Anh, Ấn Độ, Mexico, Mỹ và 1 số quốc gia tại châu Âu với số lượng cam kết ít nhất 1 triệu test/tháng. Bên cạnh đó cũng đã có nhiều tổ chức quan tâm đến sản phẩm như WB, quỹ CHAI...

Việc có thêm sự chấp thuận của WHO sẽ giúp sản phẩm dễ dàng được xuất khẩu ra các nước trên toàn Thế giới. Các tổ chức như WB, quỹ CHAI dự kiến sẽ mua sản phẩm này đưa vào chương trình tài trợ cho các nước trên toàn Thế giới./.

Nguồn: Trung tâm NC&PT truyền thông KH&CN

Một phần của tài liệu 2020 - 2 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)