.3 Nh ận xét chung

Một phần của tài liệu 20 đề THI NGỮ văn vào 10 có đáp án (DẠNG đọc HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH) (Trang 66 - 67)

I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác

2 .3 Nh ận xét chung

- Mở đầu bài thơ Thanh Hải vẽ lên khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân và sự hối hả, rộn rã của con người trong công cuộc dựng xây và bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ cuối là nguyện ước chân thành, tha thiết của ông được cống hiến một phần nhỏ bé cho cuộc đời.

- Hai khổ thơ đầu và hai khổ thơ sau có sự chuyển biến rõ nét, được thể hiện qua sự thay

đổi đại từ nhân xưng: chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này không phải ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ.

- Trong phần mở đầu, khi bày tỏ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, tác giả viết: “Tôi

đưa tay tôi hứng”. Đại từ tối thể hiện cái tôi rất riêng của nhà thơ và sự nâng niu trân trọng vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân.

Nếu thay bằng chữ “ta” sẽ không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy, thậm chí có vẻ áp đặt phố trường.

- Trong phần sau, khi bày tỏ tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh túy của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của lời lời nguyện ước. Hơn nữa, tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó nhất thiết phải hóa thành cái “ta”. Nhưng cái “ta” không hề chung chung vô hình mà vẫn nhận ra một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm

thắm của cái “tội” Thanh Hải.

=> Cả hai phần thơ đã thể hiện một Thanh Hải yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, sâu nặng.

3 .

Kết b à i

Nội dung: Bài thơ thành công tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tươi sáng, tràn đầy sức sống. Qua đó ngợi ca sự hồi sinh của đất nước trên chặng đường mới và bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương. Nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc. + Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.

+ Cảm xúc chân thành, tha thiết.

Câu III.b 1

. M ở b à i :

*Giới thiệu vấn đề Tác giả:

- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thành danh từ trước cách mạng tháng Tám. Ông để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn được xếp vào hàng những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. *Đề tài: nông thôn:

+ Khai thác chất thơ bình dị của cuộc sống thôn quê với những thú vui đồng ruộng. + Khám phá vẻ đẹp thuần phác, đôn hậu tiềm ẩn trong tâm hồn người nông dân.

- Có lối viết tự nhiên, giản dị, cách miêu tả chân thực. Đặc biệt ông có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật.

*Tác phẩm: Làng được viết thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ 1948. Là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân.

*Đưa ra vấn đề

- “Tình yêu làng và lòng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân”

2 .

Thâ n b à i : Phân tích hình tượng nhân vật ông Hai theo các luận điểm sau:

Một phần của tài liệu 20 đề THI NGỮ văn vào 10 có đáp án (DẠNG đọc HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH) (Trang 66 - 67)