Chứng minh nhận định qua bài thơ Ông đồ

Một phần của tài liệu HSG văn 8 NGHỊ LUẬN văn học (Trang 36 - 37)

- Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn

b. Chứng minh nhận định qua bài thơ Ông đồ

- Lòng yêu thương con người thể hiện qua sự trân trọng, ngợi ca vị thế của ông đồ thời quá khứ:

+ Xuất hiện trong khung cảnh đông vui, nhộn nhịp: tết đến, hoa đào nở, phố xá tưng bừng, màu sắc tươi tắn, rực rỡ.

+ Ông đồ với sự tài hoa khéo léo trở thành trung tâm chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ, tôn vinh của mọi người.

-> Biểu tượng của nét đẹp văn hoá - tâm linh người Việt một thời. (Dẫn chứng 2 khổ thơ đầu)

- Lòng yêu thương được thể hiện qua niềm thương cảm, xót xa trước tình cảnh đáng thương của ông đồ thời bị quên lãng:

+ Ông đồ vẫn là hình ảnh trung tâm nhưng mọi sự đã thay đổi. Ông đồ "vẫn ngồi đấy", giữa phố xá đông đúc người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, "không ai hay". + Nỗi buồn tủi, xót xa thấm đẫm lên cả những vật vô tri vô giác. Ông đồ "ngồi đấy" chứng kiến và nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ, sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học. Đó là nỗi đau đớn ngậm ngùi của lớp nhà nho buổi giao thời.

(Dẫn chứng 2 khổ thơ tiếp)

- “Ông đồ” thể hiện niềm thương cảm, xót xa và nhớ tiếc của tác giả về vẻ đẹp của một thời đã qua:

+ Tết lại đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng "Không thấy ông đồ xưa". Hình ảnh "người muôn năm cũ" gợi lên niềm cảm thương, tiếc nuối vô hạn. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới, là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua.

-> Ông đồ đã trở thành cái dấu tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn, hoàn toàn bị quên lãng.

(Dẫn chứng khổ thơ cuối)

Một phần của tài liệu HSG văn 8 NGHỊ LUẬN văn học (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w