Bằng chứng thứ 5: Chiến tranh trên không và chiến tranh hạt nhân thời tiền sử
Bằng chứng tại Harappa và Mohenjo-Daro, Pakistan
cứ tại khu vực khảo cổ ở Mohenjo-Daro, đã công khai năm 1996 rằng thành phố đã bị hủy diệt đột ngột vào ít nhất 2000 năm TCN. Những đống đổ nát cho thấy một tâm chấn của vụ nổ đo được khoảng 50m. Tại địa điểm này mọi thứ đều bị tinh thể hóa, đốt chảy và dính chặt với nhau. Khoảng 60 m từ trung tâm các viên gạch đều chảy ra trên một mặt bên.
Harappa and Mohenjo-Daro là những thành phố chính của “Văn minh Harappa của thung lũng Indus”, một nền văn minh thành thị thống nhất phát triển đáng kinh ngạc tồn tại khoảng từ 2500 đến 1500 năm TCN.
Khi những cuộc khảo cổ tại những nơi này vươn đến mặt đường, họ khám phá những bộ xương rải rác khắp thành phố, nhiều trong số đó đang nắm tay nhau và nằm dài ngổn ngang trên những con đường như thể một sự tận diệt kinh hoàng đã đến rất đột ngột. Những xác người chỉ nằm ngay trên mặt đất, không được chôn cất, trên các con đường khắp thành phố. Và những bộ xương này hàng ngàn tuổi, ngay cả đối với những tiêu chuẩn giám định niên đại khảo cổ truyền thống. Điều gì có thể gây ra những điều như thế? Tại sao những xác chết không bị mục nát hoặc bị thú hoang ăn thịt? Hơn nữa, không có dấu hiệu của tổn thương vật lý gây ra cái chết. Những bộ xương nằm trong số những bộ xương có nhiều phóng xạ nhất được tìm thấy, ngang với mức của những bộ xương tại Hiroshima và Nagasaki. Tại một địa điểm, các học giả Liên Xô cũ tìm thấy một bộ xương có mức phóng xạ cao hơn đến 50 lần bình thường.
Những thành phố khác được tìm thấy tại miền Bắc Ấn Độ cũng cho thấy những bằng chứng những vụ nổ tương tự. Trong một thành phố như thế, khám phá thấy tại giữa vùng Ganges và vùng núi Rajmahal, có những dấu hiệu giống hệt như thế. Những khối tường lớn và nền móng của thành phố cổ xưa này bị chảy ra dính chặt với nhau và thủy tinh hóa!
Khi những bộ xương này được giám định C14 là 2500 TCN, chúng ta nên nhớ rằng phương pháp C14 dựa trên cơ sở của lượng phóng xạ còn lại trong mẫu vật. Khi những vụ nổ hạt nhân xảy ra, phóng xạ của những vụ nổ này khiến lượng phóng xạ trong mẫu vật nhiều hơn so với nguyên thủy, khiến chúng trở nên có vẻ trẻ hơn nhiều so với tuổi thực của chúng. Có nghĩa là những chứng cứ này có thể có tuổi cao hơn 4500 rất nhiều.
Hình ảnh khôi phục mô tả quang cảnh sinh hoạt của dân chúng trong thành cổ Harappa thời tiền sử, trước khi bị hủy diệt bởi một vụ nổ hạt nhân
Những gì còn lại của Harappa hơn 4500 năm sau ngày hủy diệt
Lonar, hố sâu kỳ lạ gần Bombay,