Căn cứ xác lập tài sản chung

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hôn nhân gia đình 2022 (Trang 30 - 35)

III. Nghĩa vụ và quyền tài sản giữa vợ và chồng 1) Chế độ tài sản của vợ chồng

A. Tài sản chung

A.2. Căn cứ xác lập tài sản chung

Căn cứ xác lập Thời điểm phát sinh tài sản Cách suy đoán pháp lý Ý chí các bên vợ chồng Nguồn gốc tài sản

“Trong thời kì hôn nhân”: thuật ngữ mang tính chủ yếu, dựa vào đó để biết được tài sản có thuộc tài sản chung không.

Điều 3: 13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Nhận định: Theo pháp luật hôn nhân gia đình thì thời kì hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân? Nhận định này là Sai. Do bởi trường hợp hôn nhân thực tế, thì thời kì hôn nhân tính khác.

V/d: Ngày 1/1/1980: sống như vợ chồng 15/6/2010: đăng ký kết hôn

20/7/2014: li hôn

Thời kì hôn nhân được tính kể từ 1/11980 đến 20/7/2014. V/d: Ngày 1/1/1990 chung sống

2/2/2002: kết hôn 8/7/2014: li hôn

Thời kì hôn nhân được tính kể từ 1/1/1990 đến 8/7/2014. Do bởi ngày họ đăng kí kết hôn nằm ở 2 năm mà nhà nước y/c, nên quan hệ hôn nhân của họ phải được thừa nhận kể từ khi bắt đầu chung sống.

V/d: Ngày 1/1/1990 chung sống 4/5/2005: kết hôn

8/7/2014: li hôn

Thời kì hôn nhân được tính kể từ 4/5/2005 đến ngày 8/7/2014. Do bởi ngày họ đăng kí kết hôn nằm ngoài thời hạn 2 năm mà nhà nước cho phép.

A.2. Căn cứ xác lập tài sản chung

Thời điểm phát sinh tài sản

V/d: Tài sản trực tiếp tạo ra bằng chính sức lao động của mình. V/d: ông chồng làm thợ, sau đó đóng bàn, đóng tủ. Bà vợ không có công sức trong khối tài sản đó. Thì đây có phải là tài sản chung của vợ chồng không?  Đây là tài sản chung của vợ chồng

V/d: Thu nhập từ lao động: các khoản mà chủ sở hữu lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động mà 2 bên đã kí kết: lương cơ bản, tiền tăng thêm, tiền thưởng…; hoạt động sản xuất ví dụ thuê nhân công để làm cao su, những khoản còn lại sau khi trừ chi phí được coi là thu nhập từ hoạt động sản xuất…; hoạt động kinh doanh cũng tương tự.. Đối với những người lao động tự do,

Thời điểm phát sinh tài sản Cách suy đoán pháp lý Ý chí các bên vợ chồng Nguồn gốc tài sản Tài sản do VC tạo ra

Thu nhập từ lao động, từ hoạt động sản xuất, từ hoạt động kinh doanh Thời điểm phát sinh

tài sản

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ TS riêng

V/d: ông xe ôm, người hớt tóc. Hợp đồng dịch vụ, khi cung cấp dịch vụ. khoản tiền tương ứng. Khoản thu nhập này được xem là thu nhập từ lao động.

V/d: Thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân. V/d: trúng xổ số, tiền nhận được do bồi thường thiệt hại, tiền lương hưu, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung, sáng chế, giải pháp hữu ích…

Thu nhập bất hợp pháp: v/d: tiền hối lộ, .. có phải thu nhập chung ko?

V/d: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng: về mặt nguyên tắc, hình thức sở hữu chỉ biến đổi khi có ý chí của chủ sở hữu mà thôi. Quyền sở hữu là một trong những quyền thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. Luật La Mã cổ đại và hầu hết các bộ luật dân sự bảo vệ tối đa quyền sở hữu. Tuy nhiên Luật hôn nhân gia đình lại quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng lại thuộc về tài sản chung. Điều này đi ngược lại với quyền lợi của người sở hữu tài sản riêng đó. Tuy nhiên, điều này giúp bảo vệ đời sống hôn nhân gia đình, chứ nếu ko thì người ta sẽ ko lo vun vén cho gia đình.

Nguồn gốc tài sản: Nguồn gốc từ thừa kế chung và tặng cho chung.

Trong thời kì hôn nhân, được nhận thừa kế theo pháp luật, thì thừa kế này là tài sản chung hay tài sản riêng. Thừa kế theo pháp luật chưa bao giờ là thừa kế chung cả. Thừa kế chung chỉ có thể là thừa kế theo di chúc.

Thừa kế chung Tặng cho chung

V/d: Vợ chồng nhận được tài sản bằng con đường thừa kế chung là tài sản chung của vợ chông? Nhận định này là Đúng, tại vì căn cứ vào khoản 1, Điều 33, Luật HN&GĐ 2014.

V/d: Ông A để lại di chúc Sau khi tôi chết đi thì căn nhà tôi đang ở để lại cho con trai tôi và con dâu tôi, Di chúc được chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền  Tài sản chung. Trong bản di chúc này tỉ lệ phần quyền không xác định được.

V/d: Ông B để lại di chúc Sau khi tôi chết đi thì căn nhà tôi đang ở để lại cho con trai tôi và con dâu tôi. Trong đó con dâu tôi hưởng 1/10 tài sản.  Đây ko phải là tài sản chung. Trong bản di chúc này tỉ lệ phần quyền xác định được.

Ý chí các bên vợ chồng.

V/d: 1 người có 1 căn nhà, cưới vợ, về sống tại căn nhà đó. 1 ngày ông bảo, căn nhà này trở thành tài sản chung. Đến 1 ngày khác, các bên đưa ra nhà xin li hôn. Khi đó bà vợ đòi phân chia căn nhà đó có được ko? Ko được. Do bởi, Việc nhập tài sản riêng thành tài sản chung phải đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của Luật.

Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

Thỏa thuận

TS Chung TS Riêng

1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

V/d: ông A kết hôn, nhập khối tài sản riêng vào tài sản chung, nhưng không lập bằng văn bản, không có công chứng, chứng thực. Nếu như họ không tranh chấp gì về việc nhập đó, thì ko đặt ra vấn đề gì về tính pháp lý của việc nhập đó. Tuy nhiên, nếu như có tranh chấp, ra Tòa, thì Tòa sẽ xem xét các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp. Đây là trong đời sống thực tiễn.

Cách suy đoán pháp lý

Khoản 3, Điều 33.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung V/d: mua một miếng đất trước thời kì hôn nhân. Trong thời kì hôn nhân mới làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phát sinh tranh chấp. Trong tranh chấp người có miếng đất đó không chứng minh được miếng đất đó là tài sản riêng.  Suy đoán pháp lý đó là tài sản chung. Sự suy đoán này là rất cần thiết trong việc giải quyết tranh chấp, chứ sự việc thì phải được kết thúc, chứ không thể để kéo dài mãi mãi. Trong quan hệ hôn nhân, yếu tố nhân thân đóng vai trò quyết định, sự chia sẻ, hỗ trợ, giữa các thành viên.

TS tranh chấp

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hôn nhân gia đình 2022 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w