Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu của việt nam đến một số nước châu á giai đoạn 2005 2020 (Trang 28 - 32)

Dựa trên những lý thuyết và mô hình thực nghiệm của các tác giả trước để phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam, với bộ dữ liệu thu thập được từ 9 nước Châu Á mà Việt Nam đã xuất khẩu gạo, giai đoạn 2005 - 2020, nhóm đã tập trung giải quyết được một số vấn đề như sau:

• Nhóm tác giả đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận về xuất khẩu gạo. Bằng việc làm rõ cơ sở để lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng thì nhóm tác giả đã đi sâu phân tích ảnh hưởng các nhân tố (một cách độc lập) đến hoạt động xuất khẩu gạo. Qua phân tích lý luận, nhóm tác giả chỉ ra xu hướng tác động của từng nhân tố đến xuất khẩu gạo.

• Nhóm tác giả đã tổng quan một số công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến xuất khẩu gạo theo hai hướng chính là nghiên cứu lý thuyết các mô hình có liên quan đến vấn đề xuất khẩu của một quốc gia và nghiên cứu đề tài một số nghiên cứu của các tác giả đã thực hiện trước đó liên quan đến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. Qua đó, nhóm tác giả chỉ ra các nhân tố cơ bản tác động đến xuất khẩu gạo mà các tác giả trước đó đã đề cập.

28

• Dựa vào kết quả tính toán của các chỉ tiêu nghiên cứu cho thấy, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005- 2020 . Chất lượng gạo của Việt Nam đang từng bước được cải thiện tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so với các đối thủ. Vì vậy, gạo Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn trước các rào cản thương mại tại thị trường nhập khẩu.... Việc sử dụng mô hình trọng lực chỉ ra nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam bao 5 gồm: (i) GDP của 9 thị trường nhập khẩu, (ii) dân số của 9 thị trường nhập khẩu, (iii) diện tích đất nông nghiệp của 9 thị trường nhập khẩu, (iv) khoảng cách địa lý giữa Việt Nam đến các thị trường, (v) quốc gia nhập khẩu là nước phát triển hay đang phát triển. Kết quả phân tích đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực, các nhân tố tác động tiêu cực đồng thời kết quả cũng cho thấy xu hướng tác động của các nhân tố khá phù hợp với kỳ vọng mà các giả thuyết đã đưa ra.

Bên cạnh những vấn đề đã giải quyết được, nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế như chưa tìm ra được tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo; nghiên cứu mới chỉ phân tích được một cách độc lập từng nhân tố đến xuất khẩu gạo mà chưa đánh giá được sự tương tác giữa các nhân tố với nhau tác động đến xuất khẩu gạo; kết quả cũng cho thấy tác động của diện tích trồng gạo của các thị trường nhập khẩu và khoảng cách địa lý là tỉ lệ thuận với sản lượng xuất khẩu gạo, dân số nước nhập khẩu tỷ lệ nghịch với sản lượng xuất khẩu gạo, trái với dự đoán ban đầu. Nhóm hy vọng một số hạn chế này sẽ được khắc phục ở những nghiên cứu tiếp theo.

Từ thực tế hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam kết hợp với kết quả thu được từ mô hình, nhóm nghiên cứu đề xuất một số hướng đi cho xuất khẩu gạo Việt Nam như sau:

• Thứ nhất, tìm kiếm những thị trường mới, đặc biệt là các nước đang phát triển để đẩy mạnh xuất khẩu. Ở một số nước có nền kinh tế đang, kém phát triển, dân số đông nhưng thu nhập còn thấp, nhu cầu cho các sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm là rất lớn trong khi sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng. Gạo Việt Nam với lợi thế chất lượng tốt, giá thành tương đối thấp, là những điều kiện thuận lợi để phát triển xuất khẩu gạo tại các thị trường này. Thông qua việc tạo lập mối quan hệ thương mại với các nước có nhu cầu lớn về xuất khẩu gạo, Việt Nam có thể tranh thủ khai thác các mối quan hệ để ký các hiệp định xuất khẩu gạo hoặc các bản thỏa thuận phối hợp, hợp tác với các nước để tạo điều kiện

thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Trong quá trình xuất khẩu gạo, cần tranh thủ gây dựng thương hiệu uy tín, từng bước tạo thói quen ưa chuộng, tiêu dùng gạo Việt Nam, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường.

• Thứ hai, cần tập trung phát triển tại các thị trường có khoảng cách địa lý lớn. Đã từ lâu, những quốc gia ở đảo như Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei, với điều kiện tự nhiên không thuận lợi về nguồn nước cũng như điều kiện tự nhiên, vì thế lượng gạo từ các quốc gia này không đủ để cung cấp cho nguồn cung trong nước. Còn đối với Việt Nam ta, có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi và những lợi thế sẵn có, cần được tiếp tục khai thác và phát triển xuất khẩu gạo tại các thị trường này được xem như là hướng đi phù hợp trong ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Thông qua việc tạo lập mối quan hệ thương mại với các nước có nhu cầu lớn về xuất khẩu gạo, tranh thủ khai thác các mối quan hệ để ký các hiệp định xuất khẩu gạo hoặc các bản thỏa thuận phối hợp, hợp tác với các nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Trong quá trình xuất khẩu gạo, cần tranh thủ gây dựng uy tín thương mại quốc tế đối với các bạn hàng, từng bước tạo thói quen ưa chuộng, tiêu dùng gạo Việt Nam, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường.

• Thứ ba, nâng cao chất lượng gạo để có thể đáp ứng ở những thị trường lớn. Theo kết quả đã nghiên cứu ở trên, tổng sản phẩm quốc nội nước nhập khẩu có tác động dương tới sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Những thị trường này yêu cầu của họ sẽ cao hơn, đòi hỏi giống lúa tốt hơn, ít lai tạp hơn cũng như các tiêu chuẩn (về hàm lượng phân bón, hóa học...) sẽ cao hơn. Khi đó, đòi hỏi các sản phẩm gạo xuất khẩu vào những thị trường này cần có chất lượng tốt, đồng đều để có thể vượt qua các rào cản thương mại đến được tới tay người tiêu dùng.

30 KẾT LUẬN

Sau khi thực hiện các công việc tìm hiểu cơ sở lí thuyết, xây dựng mô hình, tiến hành các suy diễn thống kê và thực hiện các kiểm định vi phạm giả thuyết của mô hình thì nhóm nghiên cứu rút ra được một số kết luận chính về mô hình hồi quy. Điều đầu tiên, các nhân tố GDP đầu người, dân số, quy mô sản xuất, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia cùng với đó là khoảng cách kinh tế giữa các nước đều có tác động đến sản lượng xuất khẩu gạo. Tuy mô hình ước lượng giải thích được phần lớn các yếu tố tác động, với độ chính xác khá cao nhưng mô hình chưa thể bao quát được hết các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu gạo. Chính vì vậy, nhóm chúng em mong rằng trong các nghiên cứu tiếp theo, việc tìm hiểu các nhân tố tác động và ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam không chỉ dừng lại ở mô hình này mà cần được thực hiện với những nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ các nhân tố hơn nhằm đánh giá tổng thể một cách đầy đủ nhất các nhân tố được đưa ra trong mô hình để xây dựng được mô hình chính xác và đáng tin cậy hơn.

Bản báo cáo trên được hoàn thành trên cơ sở của sự đóng góp từ các thành viên trong nhóm với vốn kiến thức được đúc kết và tích luỹ trong quá trình học tập từ Tiến sỹ Chu Thị Mai Phương. Qua đây, nhóm chúng em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giảng dạy nhiệt tình của cô. Do vốn kiến thức và kĩ năng còn hạn chế nên chắc hẳn bản báo cáo này không thể tránh khỏi sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô để chúng em có thể hoàn thiện hơn, áp dụng tốt hơn trong các công việc trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Trần Thị Bạch Yến, Trương Thị Thanh Thảo, 2017, “Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường sean: kết quả phân tích bằng A

mô hình trọng lực” [Online]. Đăng tại:

Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Asean: kết quả phân tích bằng mô hình trọng lực

2. Phan Anh Tú, Phạm Thị Như Hảo, 2017, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các đối tác thương mại bằng mô hình lực hấp dẫn”[Online]. Đăng tại:

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các đối tác thương mại bằng mô hình lực hấp dẫn

3. Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy (2010), “Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế” [Online]. Đăng tại:

Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế

4. Quỳnh Anh, 2018, “Lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin là gì” [Online]. Đăng tại:

Lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin là gì? (vietnamfinance.vn)

5. Thanh Hoan, 2016, “Lý thuyếtthương mại mới – Paul Krugman” [Online]. Đăng tại:

Lý thuyết thương mại mới – Paul Krugman Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

6. Alleyne Antoni and Lorde Troy (2014), “A gravity model approach to analyzing the trade performance of caricom member states” [Online]. Đăng tại:

A gravity model approach to analyzing the trade performance of caricom member states

7. Mohamed A.Elshehawy & cộng sự (2014), “The Factors Affecting Egypt’s

Exports: Evidence from the Gravity Model Analysis” [Online]. Đăng tại: The Factors Affecting Egypt’s Exports: Evidence from the Gravity Model Analysis

8. Nguyen Anh Thu, Do Thi Mai Hien (2014), “Evaluation of the Impacts

of ASEAN+3 FTAs on Vietnam Iron and Steel Trade Flows: Gravity

Model Analysis”[Online]. Đăng tại:

Evaluation of the Impacts of ASEAN+3 FTAs on Vietnam Iron and Steel Trade Flows

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu của việt nam đến một số nước châu á giai đoạn 2005 2020 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)