2.2.2.1. Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước của vải sau khi là
- Theo tiêu chuẩn test tại phòng thí nghiệm vật liệu để xác định sự thay đổi kích thước của vải sau khi là.
- Kết quả xử lý độ co của vải sau khi là:
Bảng 2.2. Kết quả xử lý độ co của vải sau khi là
Loại nguyên liệu Mẫu thử
Thông số kiểm tra
Trước là (cm) Sau là (cm)
Dọc Ngang Dọc Ngang
Vải chính (C ) Mẫu 1 35 35 35 34.6
- Nhìn vào kết quả sau khi thí nghiệm ta thấy vải chính và vải lót có độ co dọc và co ngang như sau :
+ Vải chính ( C ) có độ co dọc ∆cd = x 100% = 0%
+ Vải chính ( C ) có độ co ngang ∆cn = x 100% = 1.14%
+ Vải lót ( L ) có độ co dọc ∆cd = x 100% = 0%
+ Vải lót ( L ) có độ co ngang ∆cn = x 100% = 0%
2.2.2.2. Độ cợp chờm
- Độ cợp chờm chính là lượng thông số bị mất khi thực hiện đường may. Độ cợp chờm của sản phẩm phụ thuộc vào chất liệu vải và kết cấu đường may, những loại vải dày và có cấu trúc đường may phức tạp thì độ cợp chờm rất đáng chú ý. - Đối với sản phẩm mã hàng 115333:
+ Vải chính (C) gồm các đường may chủ yếu là đường may chắp rồi rẽ ra hai bên hoặc lật sang một bên, đường may mí. Sau khi nghiên cứu và đo trên sản phẩm thì ta thấy độ cợp chờm như sau:
Đường may can rẽ = 0 cm
Đường may can lật = 0.1cm = 0.02’ Đường may mí = 0.1cm = 0.04’
+ Vải lót (L) mỏng các đường may chắp sau khi rẽ ra hai bên thì độ cợp chờm là không đáng kể. Vậy đối với vải lót độ cợp chờm độ cợp chờm của 1 mép đường may là 0.
2.2.2.3. Đường may
- Các chi tiết bằng vải chính: Lấy dư đường gấu áo, cửa tay, xẻ tay và xẻ thân sau = 1.6’; các vị trí còn lại lấy dư = 0.375’.
- Các chi tiết bằng vải lót: Lấy dư 0.375’ cho tất cả các chi tiết; đường gấu áo, cửa tay lấy dư = 1.6’.
- Ra đường may cho các chi tiết: Sử dụng lệnh . - Ra đường may góc: chọn Slanted Step:
Value Input = 1.6’
Dist = 0.375’ (độ chếch xẻ)
- Đổi đường may thành đường cắt cho tất cả các chi tiết, lệnh .
2.2.2.4. Độ xơ tước
- Độ xơ tước xác định phụ thuộc vào chất liệu vải, kiểu dệt và mật độ sợi. Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của vật liệu mà có độ xơ tước khác nhau: Vải chính và vải lót đều là vải dệt thoi nên đều có độ xơ tước.
+ Vải chính xơ tước 0.2cm = 0.08’ + Vải lót xơ tước 0.2cm = 0.08’
* Giới hạn để tính độ co theo phương ngang và phương dọc
Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp, những đường may mà có phương xiên và tỉ lệ về hướng dọc lớn hay hướng ngang lớn thì gán độ co theo hướng dọc hoặc hướng ngang (ví dụ: đường may dài vai con, co dọc = 0, co ngang theo kết quả đã tính toán ở trên)