* Yêu cầu về đánh số:
- Dùng bút để đánh số, đánh đúng mặt bàn, đúng cỡ vóc, đầy đủ chi tiết, đảm bảo chiều các chi tiết.
- Chữ số được viết theo chữ số của tiêu chuẩn kĩ thuật, không bay bổng, nghiêng ngả (chiều cao số không quá 0.7 cm, chiều rộng số không quá 0.5 cm)
- Màu số khác màu vải nhưng không được quá khác hay tương phản với màu của vải chính.
- Vị trí đánh số: Đánh số ở vị trí trên phần đường may sao cho khuất nhất, may sau cùng nhất để tránh lộ số, màu số trên sản phẩm hoàn thiện.
- Các chi tiết trên cùng một sản phẩm phải cùng số với nhau.
- Đánh số ở mặt trái của sản phẩm, đánh số thứ tự từ trên xuống dưới của tập bán thành phẩm.
* Yêu cầu về bóc tập, phối kiện:
- Bóc tập, phối kiện đầu đủ số lượng chi tiết, số lượng sản phẩm trên một bàn cắt. - Đảm bảo phối kiện đúng cỡ vóc, tránh nhầm lẫn, có phiếu mặt bàn ghi đầy đủ thông
tin.
Ví dụ: Cỡ 4: Tất cả các chi tiết BTP của cỡ 4 phải được phối kiện với nhau, các cỡ khác cũng tương tự.
- Bó các chi tiết có liên quan đến nhau thành từng tập riêng, mỗi bó chi tiết bán thành phẩm kèm theo một phiếu cắt.
- Các chi tiết to đặt ở dưới, chi tiết nhỏ đặt ở giữa và bó buộc cẩn thận. - Các chi tiết trong cùng 1 sản phẩm phải cùng mặt bàn, cùng cỡ vóc.
nhân bị nhàm chán khi may vì bó chi tiết BTP quá nhiều chi tiết, hoặc quá ít chi tiết khiến việc vận chuyển BTP nhiều lần gây tốn thời gian trong sản xuất. Ta sẽ bóc các bó chi tiết ra thành các tập có số lượng chi tiết hợp lý để người công nhân khi tham gia vào dây chuyền sản xuất có thể đạt được năng suất tối đa. Ví dụ: Đối với các chi tiết BTP vải chính cỡ 4, bó chi tiết thân trước gồm 80 chi tiết thì ta có thể bóc ra thành 2 bó mỗi bó gồm 40 chi tiết. Làm tương tự với các chi tiết khác trong cỡ 4.