Những xu hướng thu hút vốn đầu tư FDI trong thời đại mới, sự phù hợp của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cho nhận xét về mối quan hệ này (10 năm) (Trang 25 - 27)

IV. CHIẾN LƯỢC VÀ ĐINH HƯỚNG THU HÚT FDI THỜI ĐẠI MỚI:

1.Những xu hướng thu hút vốn đầu tư FDI trong thời đại mới, sự phù hợp của nền kinh tế

nền kinh tế Việt Nam:

a) Những xu hướng thu hút vốn đầu tư FDI trong thời đại mới

Sau hơn 30 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài, vốn FDI đến nay đạt gần 350 tỷ USD, bình quân tăng hơn 20%/ năm, đồng thời là khu vực tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn những hạn chế, vướng mắc và phát sinh những vấn đề mới mà đã đến lúc cần điều chỉnh và rà soát lại cho phù hợp.

Thứ nhất, về ngành, lĩnh vực, ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0 111111 1111111 1111

111 FDI phải bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với đầu tư phát triển sản phẩm,

dịch vụ có giá trị gia tăng và sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực trong nước.

Thứ hai, về đối tác, cần tập trung vào thu hút FDI, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia liên kết với doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị. Trong ngắn hạn, tiếp tục thu hút FDI vào các ngành mà Việt Nam vẫn đang có lợi thế như dệt may, da giày..., nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao, gắn với quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa.11 1 1 1 1 1 1 1 11 1 1 1

1 1 1 1 Đồng thời, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa thu hút FDI từ các thị trường và

đối tác tiềm năng. Khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược (đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện), chú trọng các nước phát triển hàng đầu thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia nắm giữ công nghệ nguồn, tiên tiến và trình độ quản trị hiện đại. Bên cạnh đó, chủ động, theo dõi, đánh giá xu hướng dịch chuyển dòng FDI vào Việt Nam có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ một số nước trong khu vực để có giải ngăn chặn kịp thời.111 111 1 11111 11 11 1 11 1111 1 111 1111 11 11

111 Ngoài ra, việc thu hút FDI từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án quy mô nhỏ, siêu

nhỏ phải đảm bảo điều kiện nâng cấp công nghệ và gia nhập mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, tận dụng lợi thế của Việt Nam trong thị trường ASEAN và cơ hội do các hiệp định thương mại tự do tạo ra để thu hút FDI.

Thứ ba, về địa phương, vùng, thu hút FDI phải phù hợp với lợi thế, điều kiện, trình độ phát triển và quy hoạch từng địa phương trong mối liên kết vùng, đảm bảo hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường. Đối với những địa bàn, khu vực nhạy cảm, liên

26

quan đến quốc phòng, an ninh, khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế, việc thu hút thu hút FDI cần được xem xét chặt chẽ, đặt vấn đề bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia lên hàng đầu.1111 11 1111 1 11 11 1 1 1 1 1 1 1 11

1 11 Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực mới cho thu hút và

sử dụng FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được Quốc hội quyết định thành lập khi điều kiện chín muồi.1 1 11 1 1 1 1 1 1 1 1 1

11 1 1Theo Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, các vùng, địa phương nào có hạ tầng phát triển thì

nên khuyến khích các dự án có hàm lượng công nghệ cao, thâm dụng trí tuệ hơn. Đối với những địa phương hạ tầng còn khó khăn không chỉ đưa công nghiệp đầu tư nước ngoài mà còn công nghiệp trong nước về vùng nông thôn, để người lao động được làm việc tại quê hương. Điều này cũng được chỉ ra rất rõ tại Nghị quyết số 50-NQ/TW. Nghị quyết không chỉ quy định về FDI mà bao gồm cả hoạt động thúc đẩy sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.

Thứ tư, có cơ chế, chính sách để chủ động hỗ trợ thúc đẩy phát triển và nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ và tạo sự liên kết, lan tỏa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. 1111 1 1 1 1 11 1 1 1 1 1 1 11 1 1 1 1Đối với doanh nghiệp trong nước, chúng ta phải có chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước để nâng tầm sản phẩm, đáp ứng chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI để có thể tham gia vào chuỗi giá trị đó. Đây là biện pháp vừa kéo vừa đẩy, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.1 1 1 1 1 1 1 11 1 1 11 11 1 1 1 1 1 1 1 11 1 1 1 11 1 1

11 1Đối với các doanh nghiệp nhà nước, hiện chúng ta đang tích cực thúc đẩy cổ phần

hóa, thoái vốn, đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Bất kể nhà đầu tư tư nhân trong nước hay nước ngoài đều có quyền tham gia mua cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn, đảm bảo đúng khung khổ pháp luật quy định.

b) Sự phù hợp của nền kinh tế Việt Nam:

Trước tiên, Việt Nam là đất nước hòa bình, chính trị-xã hội luôn ổn định, kinh tế tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước và đây là yếu tố rất quan trọng đối với

các nhà đầu tư cũng như cho phát triển kinh tế đất nước.

Thứ hai, Việt Nam kiên định phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, các doanh nghiệp, cá nhân được phép kinh doanh tất cả những gì pháp luật Việt Nam không cấm, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo công khai các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tưvà tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các thành phần kinh tế. Các quyền, lợi ích hợp pháp, tài sản và bản thân nhà đầu tư được bảo vệ.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã và đang quyết tâm đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất - kinh doanh. Trong lĩnh vực hải quan, đã triển khai thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại tất cả các đơn vị hải quan trong toàn quốc; chính

27

thức thực hiện cổng thanh toán điện tử tại 34/34 cục hải quan tỉnh, thành phố. Việc triển khai thành công hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS đã giúp giảm thời gian thông quan

Thứ ba, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập ngày càng mạnh mẽ, đến nay đã có quan hệ với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam đã ký kết và thực hiện 10 hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán để ký kết thêm 5 hiệp định nữa. Đặc biệt là, Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam đã kết thúc đàm phán trong tháng 8/2015 là một dấu mốc quan trọng trong hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, cũng sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư châu Âu mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam. Việt Nam đảm bảo nghiêm túc thực hiện những cam kết đã ký với các bên trong các hiệp định tợp tác;

Thứ tư, Việt Nam có dân số trên 90 triệu người, đây vừa là thị trường lớn để tiêu thụ hàng hóa, vừa là thị trường cung cấp nguồn lao động khoảng 54 triệu người với đặc trưng là lao động trẻ, chăm chỉ, trình độ khá và giá nhân công hợp lý;

Thứ năm, Việt Nam có lợi thế về địa - chính trị trong khu vực do nằm trên tuyến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đường hàng hải từ châu Âu qua các nước đến Đông Bắc Á, với các cảng biển quan trọng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn... hàng hóa từ Việt Nam có thể vận chuyển tới nhiều nơi trên thế giới; Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam còn có nhiều chính sách ưu đãi cho những lĩnh vực, khu vực trọng yếu của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cho nhận xét về mối quan hệ này (10 năm) (Trang 25 - 27)