Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc và phòng, trị một số bệnh phổ biến trên đàn bò sữa tại trung tâm giống và chuyển giao kỹ thuật mộc châu, sơn la (Trang 36)

* Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên bò sữa

- Thống kê toàn bộ đàn bò sữa cần theo dõi của trung tâm theo các chỉ tiêu.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn bò sữa của trung tâm.

- Quan sát trực tiếp đàn bò sữa hàng ngày để chẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn bò sữa. Sau khi chẩn đoán, tiến hành điều trị cho bò dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Công ty.

- Ghi chép số liệu cẩn thận, tỉ mỉ và tính toán các chỉ tiêu theo dõi.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh

4.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa trong nước

Giai đoạn 2016 - 2020, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đạt kết quả khá khả quan, với đàn bò sữa gần 284 nghìn con, cho sản lượng sữa tươi đạt hơn 795 nghìn tấn. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của người dân, phấn đấu đến năm 2025 có 500 nghìn con bò và đạt một triệu tấn sữa, chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong thời gian tới.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngành chăn nuôi bò hiện nay của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt và sữa cho hơn 90 triệu người dân. Một số tỉnh, thành phố có số lượng bò sữa lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh (nhiều nhất cả nước với hơn 90 nghìn con), Nghệ An (hơn 62 nghìn con), Sơn La, Lâm Đồng (khoảng 20 nghìn con), Hà Nội (hơn 15 nghìn con)… nhưng chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân, quy trình chăn nuôi chưa khép kín, khiến các hộ nuôi cá thể gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, một số công ty, tập đoàn như: TH True Milk, Vinamilk, Mộc Châu, Hoàng Anh Gia Lai, Friesland Campina Vietnam... mặc dù có sự đầu tư lớn cho bò sữa, sản lượng sữa tươi nguyên liệu cũng mới chỉ đáp ứng 35% nhu cầu thị trường.

Để đáp ứng cung - cầu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi bò sữa, nhiều chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi, nhất là lập kế hoạch quỹ đất cho chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò. Đáng chú ý là khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào chăn nuôi bò sữa quy mô lớn áp dụng công nghệ cao, chế biến và kinh doanh ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị sữa.

Trước hết là nhập khẩu các giống bò tốt nhất về để chuyển giao, cũng như nhập khẩu vật chất di truyền cao ở các nước phát triển (bò đực, tinh thường, phôi thường, tinh phân giới, phôi phân giới) để thực hiện Chương trình lai tạo bò sữa để bình tuyển đánh giá cho đàn hạt nhân và lai tạo với tinh bò sữa năng suất cao chuyển cho các vùng có điều kiện nuôi và chế biến sữa. Tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước để ứng dụng vào sản xuất, chế biến; chọn lọc, đánh giá, đeo số tai, sổ giống, áp dụng tin học trong quản lý đàn bò. Tổ chức tập huấn kỹ thuật và năng lực thương mại cho hộ chăn nuôi; đào tạo tập huấn cho kỹ thuật viên gieo tinh bò nhân tạo kỹ thuật, công nghệ mới. Đồng thời, kiên quyết thải loại những cá thể có năng suất thấp, khả năng sinh sản và nhân giống kém. Thực hiện sản xuất theo chuỗi, bảo đảm an toàn thực phẩm cho tiêu thụ trong nước và tiến tới xuất khẩu. Để chuỗi hoạt động có hiệu quả, các hộ chăn nuôi cần liên kết với nhau thành lập tổ hợp tác, ký hợp đồng với DN tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường xây dựng thương hiệu cho chăn nuôi bò sữa. Cùng với đó, khuyến khích DN đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn TMR (thức ăn trộn hỗn hợp) và thức ăn bổ sung, nhân rộng các mô hình chế biến thức ăn TMR để bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng và từng bước nâng chất cũng như năng suất đàn bò hiện nay. Chuyển đổi một phần diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ, cây thức ăn cho chăn nuôi bò.

4.1.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, tôi đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày tôi tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, rửa nền

chuồng,rửa máng uống nước của bò và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Bencocid và Beta-Q định kỳ, pha với tỷ lệ 1/3.200. Tôi đã thực hiện nghiêm túc quy trình sát trùng của trung tâm đạt 100% khối lượng công việc được giao, kết quả cụ thể trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công việc Lần/tuần Số tuần Kết Quả (lần) Kết quả hoàn thành so với công việc được giao (%) Phun sát trùng chuồng trại 4 26 92 100 Rủa máng nước 7 26 161 100 Rửa nền chuồng 7 26 161 100

Vệ sinh xung quanh

chuồng trại 2 26 46 100

4.1.3 Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng

Với kinh nghiệm chăn nuôi của ông cha ta “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn bò là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trang trung tâm giống và chuyển giao kỹ thuật Mộc Châu, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trung tâm, khi các phương tiện vào trung tâm phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trung tâm.

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn bò sữa luôn được trung tâm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn bò sữa nhằm tạo ra trong cơ thể bò sữa có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn bò sữa thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ bò sữa. Trên cơ sở đó, trung tâm chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn bò sữa.

Từ lịch tiêm phòng của Trung tâm, chúng tôi đã tham gia tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho tất cả bê sữa và bò sữa. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn bò được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn bò sữa tại trung tâm

Tiêm phòng vắc xin

Tháng tiêm phòng Loại vắc xin Cách dùng Số lượng (con) Kết quả Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Tụ huyết trùng (lần 2) 9 Tụ huyết trùng P52 Tiêm bắp 1.970 1.970 100 Lở mồm long móng (lần 2) 10 Aftovax Tiêm bắp 1.970 1.970 100

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, tôi đã được tham gia tiêm phòng cho bò sữa và bê giống nuôi tại trung tâm. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số bò và bê đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc. Qua quá trình thực hiện tiêm phòng, tôi đã nâng cao được nhận thức về ý nghĩa của công tác phòng bệnh và tự tin hơn, vững tay nghề hơn.

4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò sữa tại trung tâm

Trong thời gian thực tập tại trung tâm, tôi cùng kỹ sư, bác sĩ thú y trung tâm tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò sữa đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trung tâm thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để bò sữa sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu mô hình bán kép kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của bò sữa, chủ động điều chỉnh độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở mỗi chuồng đều có hệ thống quạt gió phun sương làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi ngày nắng nóng. Xung quanh chuồng là hệ thống bạt có thể chủ động nâng hạ giúp chắn gió lạnh vào mừa đông. Ở mỗi chuồng còn có hệ thống mát xa cho bò tự động. Khu vực chuồng nuôi bê con đang ăn sữa còn có thêm hệ thống đèn sưởi. Máng thức ăn đều được lát đá men, vệ sinh sạch sẽ.

Thức ăn sử dụng cho bò sữa là loại thức ăn hỗn hợp (TMR) do nhà máy thức ăn chăn nuôi của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu sản xuất.

* Tổ chức thực hiện quy trình chăn nuôi

Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trung tâm áp dụng quy trình đảm bảo vệ sinh thú y trong quá trình vận chuyển bò, bê giữa các trung tâm.

Hệ thống phun sát trùng đặt ở cổng hoạt động tự động giúp ngăn ngừa, tiêu diệt mầm bệnh triệt để.

* Chăm sóc và quản lý bò sữa

Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt, chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho bò sữa khỏi các bệnh về đường hô hấp.

Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông của trung tâm là hệ thống bạt dày quây xung quanh chuồng nuôi tránh gió rét và hệ thống đèn sưởi cho bê con.

Công việc hàng ngày chúng tôi đã tiến hành làm ở chuồng bò sữa: kiểm tra nguồn nước: trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, máng uống đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn bò sữa.

* Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện bò ốm

Trong chăn nuôi bò các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trung tâm cũng đã tiến hành phân loại bò (tách bò ốm ra chuồng riêng để điều trị) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn bò sữa.

Sáng sớm, chúng tôi tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật trên đàn bò, sau đó, quan sát bò ăn, cho bò ra sân đất tắm nắng, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn bò nếu có phát hiện bò bị bệnh.

Điều chỉnh các thiết bị quạt, hệ thống phun sương, hệ thống đèn trong chuồng cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo bò được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi nhất.

Bằng các biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn bò sữa và nhận biết được bò khỏe, bò yếu, bò bệnh để tiến hành điều trị.

Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn bò sữa trong gần 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trung tâm được trình bày ở bảng 4.4.

Qua bảng trên cho thấy, tôi đã được kỹ sư của trung tâm hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn bò sữa theo đúng quy trình. Tôi cũng đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho bò ăn, kiểm tra và cách ly bò ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao.

Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò sữa

TT Công việc Số lượng cần thực hiện (số lần) Khối lượng công việc thực hiện được (số lần) Tỷ lệ hoàn thành so với nhiệm vụ được giao (%) 1 Vệ sinh máng ăn 120 120 100

2 Kiểm tra vòi nước uống 120 120 100

3 Quan sát bò ăn hàng ngày 240 240 100

4 Tách bò ốm để cách ly 8 8 100

4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở bò sữa tại trung tâm

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trung tâm, chúng tôi đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn bò sữa cùng với các bác sĩ thú y của trung tâm. Qua đó, giúp tôi trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho bò sữa. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ bò khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt

hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, tôi cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi bò ở các chuồng phát hiện những bò có biểu hiện khác thường.

4.3.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trung

tâm

Kết quả của quá trình điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trung tâm được tôi theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trung tâm

Tháng theo dõi Số con theo dõi (con) Số con mắc (con) Tỉ lệ mắc bệnh (%) Phác đồ áp dụng Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 11 750 53 7,07 Mamifor loại 10g bơm vào vú bị viêm 1 lần/ngày DOXYTYL- L tiêm bắp 1 lần/ngàyLiều 1ml/10kgTT TOFEN tiêm bắp 1ml/10kgTT 53 52 98,11 12 756 48 6,35 48 47 97,92 1 772 50 6,48 50 48 96,00 2 760 60 7,89 60 57 95,00 3 768 65 8,46 65 62 95,38 4 754 60 7,96 60 57 95,00

Qua bảng 4.4 cho thấy, tôi đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa trong 6 tháng 11, 12, 1, 2, 3 và 4. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư, bác sĩ thú y tại trung tâm tôi đã phát hiện được 336 con bò có biểu hiện viêm vú và sử dụng phác đồ điều trị.

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ bò khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực điều trị từ 95,00 – 98,11%.

Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét sơ bộ như sau: Mặc dù với số mẫu còn ít nhưng nó đã phản ánh được sự ảnh hưởng của bệnh viêm vú tới cơ thể bò sữa thông qua triệu chứng lâm sàng. Khi bò bị bệnh ở thể nặng thì triệu chứng lâm sàng thể hiện rõ rệt: Triệu chứng chung là bầu vú sưng, bò sốt, bỏ ăn, sờ có phản ứng đau, khó vắt sữa hoặc ngưng tiết sữa. Sữa có mùi lạ (hôi, tanh), màu khác thường (sữa chuyển từ màu trắng sang xanh, vàng, đỏ). Sữa không đồng nhất, có nhiều cặn do đông vón protein hoặc ngưng kết máu tạo

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc và phòng, trị một số bệnh phổ biến trên đàn bò sữa tại trung tâm giống và chuyển giao kỹ thuật mộc châu, sơn la (Trang 36)