2.2.2.1. Nghiên cứu trong nước
Việc nghiên cứu về giai đoạn lợn con theo mẹ và sau cai sữa được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, giai đoạn lợn con theo mẹ có đặc điểm là lợn con sinh ra không được cung cấp nguồn dinh dưỡng trực tiếp như khi còn là bào thai. Bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, môi trường sống thay đổi, lượng sắt do mẹ cung cấp giảm dần, lợn con dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa.
Bộ máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh, song khả năng chống đỡ bệnh tật ở đường ruột và dạ dày còn yếu. Do đó, cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh đường tiêu hóa cao hơn.
Khi lợn nái nuôi con bằng chuồng sàn thì lợn con ít và không ỉa chảy phân trắng, còn lợn con theo mẹ nuôi chuồng nền thì tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy từ 40 - 45%.
Theo Trần Thị Dân (2008) [1], lợn con mới đẻ trong máu không có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 - 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 - 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65mg/100ml máu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, bạch cầu… được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc
35
hiệu của lợn con kém. Vì vậy, cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn rất yếu.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện môi trường sống lạnh, ẩm đã làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn, biến đổi về chức năng và hình thái của hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, liên quan đến phản ứng điều hòa nội mô. Trong những trường hợp như thế sức đề kháng của cơ thể giảm đi là điều kiện để cho các vi khuẩn đường ruột tăng số lượng độc tính và gây bệnh.
Nhu cầu Fe trong máu rất cần thiết cho duy trì Hemoglobin (Hb) và dự trữ cho cơ thể phát triển. Ở lợn sơ sinh, trong 100ml máu có 10,9mg Hb, sau 10 ngày tuổi chỉ còn 4 - 5mg. Nếu lợn con chỉ nhận Fe qua sữa sẽ thiếu Fe dẫn đến thiếu máu gây suy dinh dưỡng, ỉa phân trắng.
Theo Hoàng Phú Hiệp (2014) [8], vi khuẩn E. coli là một trong những tác
nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn con. Trong sinh hoạt hằng ngày, không ngoại trừ trường hợp con người bị nhiễm vi khuẩn E. Coli thông qua
tiếp xúc hay phơi nhiễm với phân người, động vật và gia cầm.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [5], các yếu tố lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn từ 75 - 85%. Vì thế việc làm khô và giữ ấm chuồng là vô cùng quan trọng.
Theo Nguyễn Trung Tiến và cs (2015) [17], dịch tiêu chảy cấp tính trên lợn (Porcine Epldemic Diarrhea - PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do một loại vi rút thuộc họ Coronaviridae gây ra. Dịch PED xảy ra
36
quanh năm nhưng thường phổ biến hơn vào mùa đông và trên 90% ca bệnh xảy ra ở lợn con dưới 7 ngày tuổi. Trong nghiên cứu này 148 mẫu bệnh phẩm là các mẫu phân và ruột của lợn nghi mắc bệnh PED thu thập được từ 3 tỉnh là Quảng Trị, Thái Nguyên và Thái Bình từ năm 2013 - 2014 đã được chẩn đoán bằng phương pháp RT - PRC. Kết quả chẩn đoán cho thấy 57/148 (38,51%) mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút PED. Kết quả phân tích trình tự nucleotide và amino acid trên cơ sở giải trình tự một phân gen S (spike gene) cho thấy các chủng vi rút PED thu thập được trong nghiên cứu này có tỉ lệ tương đồng về nuleotide và amino acid rất cao khi so sánh với các chủng vi rút PED tham chiếu khác trước đây của Việt Nam, tỷ lệ tương đồng nucleotide từ 94,8 - 98,6% và amino acid từ 93,5 - 98,8%. Kết quả phân tích cây phả hệ cho thấy các chủng vi rút PED trong nghiên cứu này thuộc nhóm G1-1.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3], khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E.coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi.
Nguyễn Bá Hiên (2001) [6], nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy đã chỉ ra rằng, khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần.
Theo Nguyễn Trung Tiến và cs (2015) [17], dịch tiêu chảy cấp tính trên lợn (Porcine Epldemic Diarrhea - PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do một loại vi rút thuộc họ Coronaviridae gây ra. Dịch PED xảy ra quanh năm nhưng thường phổ biến hơn vào mùa đông và trên 90% ca bệnh xảy ra ở lợn con dưới 7 ngày tuổi. Trong nghiên cứu này 148 mẫu bệnh phẩm là các mẫu phân và ruột của lợn nghi mắc bệnh PED thu thập được từ 3 tỉnh là
37
Quảng Trị, Thái Nguyên và Thái Bình từ năm 2013-2014 đã được chẩn đoán bằng phương pháp RT - PRC. Kết quả chẩn đoán cho thấy 57/148 (38,51%) mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút PED. Kết quả phân tích trình tự nucleotide và amino acid trên cơ sở giải trình tự một phân gen S (spike gene) cho thấy các chủng vi rút PED thu thập được trong nghiên cứu này có tỉ lệ tương đồng về nuleotide và amino acid rất cao khi so sánh với các chủng vi rút PED tham chiếu khác trước đây của Việt Nam, tỷ lệ tương đồng nucleotide từ 94,8 - 98,6% và amino acid từ 93,5 - 98,8%. Kết quả phân tích cây phả hệ cho thấy các chủng vi rút PED trong nghiên cứu này thuộc nhóm G1-1.
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, là hiện tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó không phải là bệnh đặc thù. Nếu xét về nguyên nhân chính gây bệnh thì có các tên gọi như bệnh Colibacillosis do vi khuẩn E.
coli gây ra, bệnh phó thương hàn lợn do vi khuẩn Samonella cholerae suis
gây ra, bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) do Coronavirus gây ra … Thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể nhưng khi cơ thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày (5 đến 6 lần trở lên) và nước trong phân từ 75% trở lên gọi là hiện tượng tiêu chảy. Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra đồng thời nên gọi là hội chứng tiêu chảy. Cho dù do bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả nghiêm trọng là mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức, những gia súc khỏi thường bị còi cọc, thiếu máu, chậm lớn. Đặc biệt khi gia súc bị tiêu chảy nặng kèm hiện tượng viêm nhiễm, tổn
38
thương thực thể đường tiêu hóa dẫn đến gia súc có thể chết với tỷ lệ cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của vi khuẩn.Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng, có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ diễn ra bình thường khi mà hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường đường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi sinh vật đường ruột. Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị tiêu chảy. Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng khi gặp những điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh.
Các vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy chủ yếu là:
+ Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) hay còn được gọi
là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Sự có mặt của E.
coli trong nước ngầm là một chỉ thị thường gặp cho ô nhiễm phân. E. coli thuộc
họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường được sử dụng làm sinh vật mô hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn.
Hình thái: E.Coli là một trực khuẩn Gram âm, hình gậy ngắn, kích thước 2-3 x 0,6 µ. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi
39
xếp thành chuỗi ngắn, có lông xung quanh thân nên có thể di động được, không hình thành nha bào, có thể có giáp mô.
Độc tố: vi khuẩn E. coli tạo ra 2 loại độc tố là nội độc tố và ngoại độc tố. Ngoại độc tố: là một chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở 56°C trong vòng 10 - 30 phút. Dưới tác dụng của formon và nhiệt ngoại độc tố chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố có tính thần kinh và gây hoại tử.
Nội độc tố: là yếu tố gây độc nằm trong tế bào vi khuẩn và gắn với tế bào vi khuẩn rất chặt. Nội độc tố có tính kháng nguyên hoàn toàn, chịu nhiệt và có khả năng sinh choáng mạch máu.
+ Salmonella: đây là những trực khuẩn Gram âm, hiếu khí tùy ý, hầu hết các Salmonella đều có lông xung quanh thân (trừ Salmonella gallinarum
và Salmonella pullorum) vì vậy có khả năng di động, không sinh nha bào kích thước khoảng 0,4 - 0,6 x 2 - 3 μm.
+ Salmonella lên men glucose có sinh hơi (trừ Salmonella typhi lên
men glucose không sinh hơi) không lên men lactose, indol âm tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat thay đổi, urease âm tính H2S dương tính(trừ Salmonella paratyphi A: H2S âm tính)…
Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
Nhiệt độ phát triển từ 5 - 45oC, thích hợp ở 37oC, pH thích hợp = 7,6 nhưng nó có thể phát triển được ở pH từ 6 - 9.Với PH > 9 hoặcPH < 4,5 vi khuẩn có thể bị tiêu diệt, khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn kém: ở 50oC trong 1 giờ, ở 70o C trong 15 phút và 100o C trong 5 phút.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2004) [13], ở nồng độ muối 6 - 8% vi khuẩn phát triển chậm và ở nồng độ muối là 8 - 19% sự phát triển của vi khuẩn bị ngừng lại.
40
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Theo Fairbrother J.M và cs (2005) [20], Escherichia coli là một trong
những nguyên nhân quan trọng nhất của tiêu chảy sau cai sữa ở lợn. một số yếu tố chẳng hạn như sốc sữa sau cai sữa, thiếu các kháng thể có nguồn gốc của lợn nái và thay đổi chế độ ăn uống góp phần lằm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Theo Nagy B. Fekete PZS và cs (2005) [19], Enterotoxigenic Escherichia
coli là loại bệnh colibacillosis phổ biến nhất ở động vật non (chủ yếu là lợn và
bê) và nó là nguyên nhân gây tiêu chảy đáng kể ở khách du lịch và trẻ em ở các nước đang phát triển.
41
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng
Đàn lợn nái ngoại giai đoạn mang thai, giai đoạn nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại lợn Công ty Ngôi Sao Hy Vọng Thị trấn Ba Hàng, Thị xã Phổ Yên Tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm: Trại lợn Công ty Ngôi Sao Hy Vọng Thị trấn Ba Hàng, Thị xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian tiến hành: từ ngày 18/11/2019 đến ngày 11/4/2020
3.3. Nội dung thực hiện
Đánh giá tình hình chăn nuôi của trại.
Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn nái. Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái.
Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện
- Tình hình chăn nuôi lợn của trại.
- Cơ cấu của đàn lợn nái sinh sản tại trại.
- Một số biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
- Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái của trại.
- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại trại lợn công ty Ngôi Sao Hy Vọng Thị trấn Ba Hàng Thị xã phổ yên Tỉnh Thái Nguyên.
42
thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân.
3.4.2.2 Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hằng ngày * Quy trình chăm sóc nái đẻ
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công tác như:
Bảng 3.1: Lịch làm việc trong tuần
Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo bảo hộ, đi ủng rồi mới vào chuồng
Lịch làm việc buổi sáng Lịch làm việc buổi chiều
Việc đầu tiên vào chuông là lật máng cho lợn ăn
Vào chuồng cào phân, kiểm tra xem có con nào sảy thai hay mang thai giả không để có biện pháp xử lý kịp thời
Cào phân Tắm cho lợn
Cho lợn con tập ăn Cào phân, quét dọn chuồng
Xịt máng, xịt gầm Phối tinh cho những con đã lên giống trước đó
Tắm cho lợn nái Phun sát trùng
Phun xát trùng Tra cám
Kiểm tra lợn ăn Chở phân ra khu xử lý chất thải Chở phân ra khu xử lý chất thải Gấp bao và quét dọn đầu chuồng Bật giàn mát và điều chỉnh quạt
thông gió cho phù hợp với tiểu khí hậu trong chuông ngày hôm đấy
Tắt điện, chỉnh quạt, tắt giàn mát
Kết thúc buổi làm việc Chở bao cám ra kho
43
3.4.2.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản a. Nuôi dưỡng
Trong chăn nuôi thì thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đàn lợn, đòi hỏi người chăn nuôi đặc biệt quan tâm và chủ động trong khâu thức ăn. Trong quá trình thực tập tại trại công ty Ngôi Sao Hy Vọng Thị trấn Ba Hàng Thị xã Phổ yên Tỉnh Thái Nguyên. Tôi đã cùng cán bộ kỹ thuật và công nhân ở trại luôn đảm bảo đầy đủ thức ăn về tiêu chuẩn cũng như khẩu phần thức ăn cho lợn nái chửa, lợn nái nuôi con và lợn con sau cai sữa để cho chúng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao.