- Việc đầm bê tông thực hiện bằng máy đầm kết hợp với que xọc bằng sắt. Thời gian đầm một chỗ khoảng 30 đến 40 giây tuỳ vào công suất đầm và độ sụt vữa. Khi dùng đầm bàn phải kéo đầm từ từ và đảm bảo khoảng cách giựa hai vị trí đầm liền kề nhau 3 đến 5 cm, không được va và tựa đầm lên ván khuôn để tránh làm sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
4.3. Công tác thu hồi, dựng cột
a. Trình tự nhổ, thu hồi cột
- Kiểm tra chính xác vị trí trụ cần nhổ. - Kiểm tra dụng cụ, máy móc, mặt bằng.
- Dùng cẩu giữ cột chắc chắn trước khi đào móng cột hiện hữu.
- Thực hiện đào móng hiện hữu, khi đào phải thực hiện giám sát, theo dõi. - Dùng cẩu nâng cột khỏi vị trí hiện hữu, sau đó hạ cột nằm xuống đất chắc chắn mới được tháo các phụ kiện giữ cột.
- Kiểm tra dụng cụ, máy móc, mặt bằng.
- Dựng trụ: Dùng xe cẩu có cần với để đưa trụ vào vị trí. Cân chỉnh cột cho thẳng và lắp đà cản (nếu có), đắp đất đá đầm kỹ hoặc đổ bê tông.
- Kiểm tra trụ chắc chắn mới được tháo phụ kiển giữ trụ và thả cẩu.
4.4. Công tác tháo lắp xà, sứ
Công tác lắp phụ kiện và cách điện bằng thủ công trên cao. Khi lắp sứ cách điện phải kiểm tra ký hiệu đúng yêu cầu của thiết kế, kèm theo có đầy đủ phụ kiện mạ kẽm. Sau khi lắp chuỗi cách điện phải làm vệ sinh cả mặt trong và mặt ngoài cách điện. Dầu mở dính ở các phụ kiện cũng phải chùi sạch bằng xăng, tuyệt đối không được dùng dao hoặc các vật bằng kim loại để cạo bẩn hoặc cạo sơn trên cách điện.
4.5. Công tác căng dây
Công tác rải và căng dây dẫn, được thực hiện bằng các biện pháp thủ công theo trình tự như sau:
a. Chuẩn bị
- Trước tiên phải nghiên cứu kỹ đoạn néo cần phải rải dây như: xác định loại địa hình, xác định các khoảng chui hoặc vượt không thuộc đối tượng nào, xác định khu vực có nước mặn hay có hoá chất ăn mòn dây. Xác định vị trí đầu và cuối khoảng néo có thể bố trí các cuộn dây và tời … tóm lại phải nắm vững các đặc điểm của khoảng néo đó, xác định hết thuận lợi khó khăn, xác định các điểm quan trọng để chú ý chỉ đạo.
- Dây dẫn và dây phải được kiểm tra kỹ: qui cách theo thiết kế. Căn cứ chiều dài thực tế của cuộn dây để xác định mối hay cắt dây hết khoảng néo, chú ý các khoảng cột cấm nối dây để điều chỉnh các cuộn dây cho thích hợp. Các cuộn dây phải được kê lên mễ hay giá bằng gỗ hoặc bằng sắt chắc chắn có trục bằng ống thép hay gỗ tròn. Vị trí cuộn dây phải đặt cách cột néo một khoảng cách bằng 1,5 – 2 lần chiều cao cột, và ít nhất phải từ 15 – 20m. sau khi dây đặt lên mễ rồi phải quay thử bằng sức người xem trục quay có trơn không.
- Dụng cụ phương tiện phải chuẩn bị đầy đủ: cờ tín hiệu, còi, nhiệt độ kế, thướt ngắm hoặc lực kế, các Puli nhôm hoặc gỗ phải dùng đúng cở dây, khi mắc lên cột phải kiểm tra xem có quay không.
- Khi kéo dây qua các khoảng vượt phải có biện pháp và phương tiện bảo vệ dây. Vượt đường Ôtô, Kênh rạch phải có giàn giáo. Chú ý dùng dây mồi bằng thừng hay cáp lụa mềm.
- Nói chung khi bắt đầu rải dây thì các phụ kiện mắc dây phải mắc đầy đủ trên tay xà, cột và các cột góc, cột néo phải có dây néo chính thức. Phụ kiện, phương tiện nối dây như cặp cáp, ống nối cưa máy ép … đều phải chuẩn bị sẵn sàng.
b. Rải dây
- Để công tác rãi dây tiến hành thuận lợi, việc chuẩn bị phải chu đáo cụ thể: - Các chuỗi sứ trước khi treo phải được lau sạch, kiểm tra kỹ càng, tránh tình trạng rơi sứ trong qúa trình thi công.
- Phải tiến hành làm giàn giáo vượt các chướng ngại, đường giao thông nông thôn, các kênh rạch. Làm neo tạm ở các trụ góc : Neo tạm được néo tại các cánh xà của trụ góc, dây néo phải đối xứng với chiều dây tới. Góc dây néo và mặt đất < 450
- Khi kéo dây qua mỗi khoảng cột khoảng 30m thì phải treo dây lên Puli, có thể kéo liền qua 3-4 cột rồi mới treo lần lượt lên Puli nhưng không được để dây bị kéo lê dưới đất.
c. Nối dây dẫn
- Các phụ kiện nối dây phải đúng tiêu chuẩn, theo thiết kế qui định và có thử nghiệm trước các mẫu.
- Khi nối dây bằng ống nối phải kiểm tra kỹ ống nối và phụ tùng. Máy ép và khuôn ép phải đúng kích cỡ dây và được làm vệ sinh sạch sẽ. Việc nối dây phải thực hiện đúng theo qui trình qui phạm.