Sử dụng và bảo quản

Một phần của tài liệu Giáo trình đo lường điện (nghề vận hành nhà máy thuỷ điện cđ) (Trang 79 - 80)

3. Sử dụng tê raΩ

3.2Sử dụng và bảo quản

Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN

Trước khi tiến hành đo cần kiểm tra điện áp PIN của thiết bị đo. Cách thực hiện như sau:

- Xoay công tắc tới vị trí “BATT. CHECK”.

- Ấn và giữ nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.

Để máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải nằm trong khoảng “BATT. GOOD”, nếu không cần thay PIN mới để tiếp tục làm việc.

Bước 2: Đấu nối các dây nối

- Cắm 2 cọc bổ trợ như sau: Cọc 1 cách điểm đo 5~10m, cọc 2 cách cọc 1 từ 5~10m.

Hình 6.15 Cấu tạo Tê ra Ω

80

- Dây màu xanh (Green) dài 5m kẹp vào điểm đo.

- Dây màu vàng (Yellow) dài 10m, dây màu đỏ (red) dài 20m kẹp vào cọc 1 và cọc 2 sao cho phù hợp với chiều dài của dây.

Bước 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất cần kiểm tra

- Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE” và ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp đất.

- Để kết quả đo được chính xác thì điện áp đất không được lớn hơn 10V.

Bước 4: Kiểm tra điện trở đất

- Đầu tiên ta bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất.

- Nếu điện trở quá cao (>1200Ω) thì đèn OK sẽ không sángtrên màn hình hiển thị “…”, khi đó ta cần kiểm tra lại các đầu đấu nối.

- Nếu điện trở nhỏ, kim đồng hồ sẽ gần như không nhích khỏi vạch "0" thì ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ đọc được trị số điện trở trên đồng hồ.

Bước 5: Đánh giá kết quả đovà vệ sinh công nghiệp. b. Bảo quản

- Tê ra Ω được bảo quản trong túi đựng chuyên dùng, đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

- Không để các vật nặng lên phía trên của đồng hồ.

- Nếu thời gian tái sử dụng lâu phải tháo pin ra khỏi đồng hồ.

4. SỬ DỤNG AMPE KÌM, PAN ME SỐ4.1 AM PE KÌM

Một phần của tài liệu Giáo trình đo lường điện (nghề vận hành nhà máy thuỷ điện cđ) (Trang 79 - 80)