Người thợ hàn nung nóng mỏ hàn trong lò hoặc bằng ngọn lửa của đèn xì.Nung nóng trước hết phần thân của mỏ hàn (hình 3.3a) đến nhiệt độ cần thiết.Nếu nung quá nhiệt sẽ dẫn đến ô-xy hóa bề mặt và làm thiếc thừa bám trên đầu mỏ hàn cháy. Trong trường hợp đó, phải đem mỏ hàn ra ngoài cho nguội, sau đó kẹp trên ê- tô, dùng dũa làm sạch hết vết cháy trên bề mặt mỏ
hàn rồi mới đưa vào nung nóng tiếp tục (hình 3.3b). Khi nung đạt đến nhiệt
độ cần thiết, lấy mỏ hàn ra, đưa đầu mỏ hàn và trong clorua kẽm (thuốc hàn)
để làm sạch bề mặt bị ô-xy hóa (hình 3.3c) và lấy khoảng 1 2 giọt thiếc (hình 3.3d), rồi đưa đi đưa lại đầu mỏ hàn trên miếng clorua amôni (hình 3.3e) đến khi nào trên mỏ hàn bám và dàn thành một lớp thiếc hàn đều là
được. Sau đó đặt mỏ hàn vào chỗ cần hàn, để một lát cho bề mặt chỗđó nóng lên và đưa thiếc hàn vào chỗ cần hàn, dịch chuyển chậm và đều mỏ hàn, lúc
đó thiếc hàn sẽ chảy ra và điền kín các khe hở giữa các bề mặt tạo thành
đường hàn (hình 3.3g). Nếu như thiếc hàn chưa chảy đều trên suốt đường hàn thì phải bôi thuốc hàn thêm một lần nữa vào những chỗ khuyết tật và hàn lại.
a. b.
c. d.
e. g.
Hình 3.3.Hàn bằng chất hàn mềm.
a. Nung mỏ hàn; b. Làm sạch và sửa lại đầu mỏ hàn quá nhiệt;
c. Làm sạch mỏ hàn khi nhúng vào clorua kẽm; d. Dùng mỏ hàn để lấy thiếc; e. Đưa mỏ hàn vào miếng clorua amôni; g. Chuyển động của mỏ hàn khi hàn.