Thuật toán EIGRP

Một phần của tài liệu Giáo trình cấu hình và quản trị thiết bị mạng (Trang 139 - 143)

1. Định tuyến theo vectơ khoảng cách

3.2.5. Thuật toán EIGRP

Thuật toán DUAL phức tạp giúp cho EIGRP hội tụ nhanh. Để hiểu rõ hơn về quá trình hội tụ với DUAL, ta xét ví dụ ở hình 7.20a. Mỗi router xây dựng một bảng cấu trúc mạng chứa các thông tin về đường đi đến mạng A.

Mỗi bảng cấu trúc mạng trong ví dụ ở các hình 7.20a-f có các thông tin sau:

 Giao thức định tuyến là giao thức EIGRP.

 Chi phí thấp nhất của đường đến một mạng đích gọi là Feasible Distance (FD).

 Chi phí của một đường đến một mạng đích do router láng giềng thông báo qua gọi là Reported Distance (RD).

Nguyên tắc chọn đường feasible successor:

1. Đường feasible successor là đường dự phòng, thay thế cho đường successor khi đường này bị sự cố.

2. Reported Distance (RD) của một đường đến một đích nào đó là chi phí được thông báo từ một router láng giềng. Chi phí này phải nhỏ hơn Feasible Distance (FD) của đường successor hiện tại.

3. Nếu thoả mãn điều kiện trên thì có nghĩa là không có vòng lặp, đường đó sẽ được chọn làm feasible successor

4. Đường feasible succesor có thể thay thế cho đường successor khi cần thiết.

5. Nếu RD của một đường lớn hơn hoặc bằng FD của successor hiện tại

thì đường đó không được chọn làm feasible successor.

6. Router phải tính toán cấu trúc mạng bằng cách thu nhâp thông tin từ tất cả các láng giềng.

7. Router gửi gói yêu cầu đến tất cả các láng giềng để tìm thông tin về đường đi và chi phí của đường đó đến mạng đích mà router đang cần . 8. Tất cả các láng giềng phải gửi gói đáp ứng để trả lời cho gói yêu cầu. 9. Router ghi nhận giữ liệu mới nhận được vào bảng cấu trúc mạng của

mình.

10. Bây giờ DUAL đã có thể xác định đường successor mới và feasible successor mới nếu có dựa vào thông tin mới.

Hình 7.20a

Cột Topology trong hình cho biết đường nào là đường chính hay còn gọi là successor, đường nào là đường dự phòng hay còn gọi là feasible successor (FS). Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không nhất thiết lúc nào cũng phải tìm được feasible successor.

Mạng EIGRP sẽ hoạt động theo các bước mô tả bên dưới để tiến hành hội tụ giữa các router. Hiên tại các router có các thông tin về đường đến mạng A như sau:

Router C có một đường successor là đường qua Router B.

Router C có một đường feasible successor là đường qua Router D. Router D có một đường successor là đường qua Router B.

Router D không có đường feasible successor.

Router E có một đường successor là đường qua Router D. Router E không có đường feasible successor.

Sau đây sẽ mô tả mỗi router thực hiên nguyên tắc chọn feasible successor như thế nào khi đường liên kết giữa Router D và Router B bị đứt:

Trong Router D (hình 7.20b):

 Đường đi qua Router B bị xoá khỏi bảng cấu trúc mạng.

 Đường này là đường successor. Router không xác định được feasible successor trước đó.

 Router D phải tính toán lại đường mới. Trong Router C:

 Đường đến Mạng A qua Router D bị đứt.

 Đường này bị xoá khỏi bảng.

 Đường này là successor của Router C.

Hình 7.20c Trong router D (hình 7.20c):

 Router D không có feasible successor. Do đó, nó không thể chuyển qua đường dự phòng được.

 Router D phải tính toán lại cấu trúc mạng. Con đường đến Mạng A được đặt voà trạng thái Active.

 Router D gửi gói yêu cầu cho tất cả các láng giềng kết nối với nó là Router C và Router E để yêu cầu gửi thông tin về mạng.

 Trước đó, Router C có đường qua Router D.

 Trước đó, Router D không có đường qua Router E. Trong Router E:

 Đường đến Mạng A thông qua Router D bị đứt.

 Đường này là đường successor của Router E.

 Router E không có feasible successor.

 Lưu ý rằng RD của đường thông qua Router C là 3, bằng với chi phí

Hình 7.20d

Trong Router C (hình 7.20d):

 Router E gửi gói yêu cầu cho Router C.

 Router C xoá đường qua Router E khỏi bảng.

 Router C trả lời cho Router D với thông tin về đường mới đến Mạng A. Trong Router D:

 Trạng thái của đường đến Mạng A vẫn là Active vì công việc tính toán chưa hoàn tất.

 Router C trả lời cho Router D để xác nhân là đường đến Mạng A đang hoạt đông với chi phí là 5.

 Router D vẫn đang chờ đáp ứng từ Router E. Trong Router E:

 Router E không có feasible successor đến mạng A.

 Do đó, Router E đánh dấu trạng thái con đường đến Mạng A là Active.

 Router E phải tính toán lại cấu trúc mạng.

 Router E xoá đường đi qua Router D ra khỏi bảng.

 Router E gửi gói yêu cầu cho Router C để yêu cầu thông tin về mạng.

 Trước đó, Router E đã có thông tin về đường đi qua Router C. Đường này có chi phí là 3, bằng với chi phí của đường successor.

Trong Router E (hình 7.20e):

 Router C trả lời lại thông tin về đường đến Mạng A có RD là 3.

 Bây giờ Router E có thể chọn đường thông qua Router C làm successor mới với FD là 4 và RD là 3.

 Trạng thái của đường đến Mạng A được đổi từ Active sang Passive. Lưu ý: trạng thái Passive là trạng thái mặc định khi router vẫn nhân được gói hello từ trạng thái đó. Do đó trong ví dụ này chỉ cần đánh dấu trạng thái Active thôi.

Hình 7.20f Trong Router E (hình 7.20f):

 Router E gửi đáp ứng cho Router D để cung cấp thông tin về mạng của Router E.

Trong Router D:

 Router D nhân được gói hổi đáp từ Router E với những thông tin về mạng của Router E.

 Router D ghi nhân con đường đến Mạng A thông qua Router E.

 Con đường này trở thành một đường successor nữa vì nó có chi phí bằng với đường thông qua Router C và nó có RD nhỏ hơn FD của đường thông qua Router C.

Quá trình hội tụ xảy ra giữa mọi router EIGRP sử dụng thuật toán DUAL

3.2. Cấu hình cơ bản và kiểm tra cấu hình EIGPR 3.2.1. Cấu hình EIGRP cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình cấu hình và quản trị thiết bị mạng (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)