Nâng cấp RAM

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo trì hệ thống mạng cđ công nghiệp hải phòng (Trang 48 - 52)

Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Random Access Memory), được gọi chung là RAM thường là yếu tố mà người dùng máy tính chọn để nâng cấp khi muốn tăng tốc độ xử lý cho hệ thống. Và khi nhắc đến việc nâng cấp RAM cho hệ thống, phần khó nhất không phải là việc lắp đặt bộ nhớ RAM vào bo mạch chủ như thế nào mà là ở chỗ chọn sao cho đúng và chính xác các loại RAM phù hợp. Một hệ thống muốn hoạt động nhanh, đạt hiệu suất tối đa thì ngoài sức mạnh của bộ xử lý còn có bộ nhớ RAM là yếu tố then chốt.

Hình 5.7. RAM

Hệ thống được trang bị bao nhiêu bộ nhớ RAM

Điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm đó là hệ thống bạn đang được trang bị bao nhiêu dung lượng bộ nhớ RAM. Để làm được điều này, đối với Windows 7, tại giao diện làm việc của Windows bạn nhấp phải chuột vào biểu tượng My Computer trên Desktop và chọn Properties và xem thông tin dung lượng dưới mục System > Installed memory (RAM). Các hệ điều hành khác bạn cũng xem với cách thức tương tự như Windows 7.

Hình 5.8. Xem thông tin RAM trong Windows 7

Hệ thống có bao nhiêu khe cắm (slot) mở rộng

Bước tiếp theo là bạn xác định xem trên bo mạch chủ của mình có bao nhiêu khe cắm bộ nhớ chưa được sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chọn mua thêm một hoặc hai thanh bộ nhớ bổ sung hoặc có thể chọn mua một cặp bộ nhớ hoàn toàn mới để thay thế cho thanh bộ nhớ cũ.

Để làm được điều này sẽ cần phải mở thùng máy của bạn thông qua một tuốc-nơ-vít. Bạn có thể xác định được các khe cắm DIMM được bố trí thường ở ngay bên cạnh bộ xử lý của máy. Hiện nay, hầu hết hệ thống được trang bị ít nhất 2

khe cắm thẻ nhớ với ít nhất 2 màu khe cắm để tận dụng các công nghệ Dual Channel (kênh đôi) hay Triple Channel (kênh ba).

Nếu không muốn mày mò sợ rách tem bảo hành mà hãng sản xuất máy tính dán sau thùng máy, bạn có thể xem nhanh thông tin khe cắm thẻ nhớ còn trống một cách nhanh chóng thông qua phần mềm CPU-Z, một tiện ích miễn phí tuyệt vời cho phép xem nhiều thông tin hệ thống (bao gồm cả thông tin RAM).

Ngoài ra, nếu sử dụng RAM của Crucial sẽ được trang bị một ứng dụng cho phép bạn có thể tiến hành tải về và quét toàn bộ hệ thống để đưa ra giải pháp tối ưu nhất để iến hành nâng cấp. Công cụ này được cung cấp tại đây, bạn có thể dùng nó để kiểm tra giới hạn về số lượng bộ nhớ RAM mà bạn có thể cài đặt cho bo mạch trên hệ thống của bạn.

Bộ nhớ RAM bao nhiêu là đủ

Trước khi quyết định thực hiện việc nâng cấp RAM, bạn hãy xác định mình sẽ nâng cấp bao nhiêu dung lượng bộ nhớ RAM là đủ. Nếu chỉ muốn tăng gấp đôi bộ nhớ đang sử dụng, bạn hãy xác định khe cắm DIMM có sẵn, sau đó bạn chỉ mua một thanh RAM (tốt nhất là cùng hãng sản xuất cũng như model với thanh RAM có trước) và gắn vào khe slot còn lại của bo mạchchủ.

Nếu bạn muốn thêm nhiều hơn thế, bạn cần mua một thanh RAM có dung lượng cao hơn. Còn nếu tất cả các khe DIMM của bạn đã được lắp đầy, bạn sẽ phải thay thế thanh bộ nhớ hiện tại bằng một module bộ nhớ RAM khác có dung lượng cao hơn (ví dụ, bạn muốn nâng cấp RAM lên 1GB, nhưng chỉ có 2 khe DIMM với mỗi khe là một module 256MB thì bạn cần tháo ra và mua 2 thanh 512MB để lắp vào).

Chọn loại bộ nhớ RAM phù hợp

Cuối cùng, điều mà nhiều người cũng cần quan tâm nhất đó là chọn mua loại bộ nhớ RAM nào là phù hợp. Hiện trên thị trường có 3 loại bộ nhớ RAM: DDR, DDR2 và DDR3 với các thiết kế chân cắm khác nhau. Với mỗi khe DIMM để cắm thanh RAM, bạn cần chọn chỉ một loại bộ nhớ duy nhất để gắn vào mà thôi. Nghĩa là bạn không thể cắm thanh RAM DDR vào khe cắm DDR2 hay DDR3 và tương tự.

Hình 5.9. Các đời RAM

Nếu bạn nâng cấp PC lên Windows 7 64-bit, bạn có thể trang bị cho hệ thống 8GB RAM hoặc cao hơn. Mặc dù thực tế rằng, năng lực của một hệ thống 64- bit có thể hỗ trợ tối đa lên đến 24GB, nhưng với nền công nghệ sản xuất RAM

cũng như các ứng dụng hiện nay, việc nâng lên dung lượng này là không cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng cần biết rằng DDR, DDR2 và DDR3 có hiệu quả làm việc khác nhau, chẳng hạn DDR3 nhanh hơn về tốc độ, khả năng tiết kiệm điện năng tiêu hao, hiệu quả năng lực nó lại cao hơn DDR2.

Hiện nay, giá DDR3 giảm mạnh trong khi DDR2 đã tăng lên rất cao do nguồn cung chip nhớ khá hiếm. Do đó, nếu chưa thật sự hiểu rõ khi chọn lựa nâng cấp RAM, bạn nên tham khảo thêm từ nhân viên tư vấn để chọn đúng loại RAM cần thiết.

Cách nâng cấp RAM

Nếu bạn sợ làm ảnh hưởng đến chế độ bảo hành (nếu còn) thì nên mang máy đến cửa hàng để họ nâng cấp giúp. Thực ra, cách thao tác nâng cấp RAM khá đơn giản. Nếu bạn có chút kiên nhẫn và tỉ mỉ thì có thể tự làm được.

Bước 1. Tháo các ốc ở viền trái máy và tháo nắp đậy bên hông ra.

Bước 2. Tìm đến khu vực các thanh RAM trên mainboard và cẩn thận đẩy hai ngàm ở hai đầu thanh RAM ra.

Bước 3. Định hướng cắm thanh RAM cho đúng với khe cắm. Áp thanh RAM vào khe để ướm thử sao cho vết cắt trùng khớp với mấu chắn ngang trên khe. Bước 4. Đưa thanh RAM lọt vào khe và dùng hai ngón tay cái nhấnnhẹ xuống đồngthời hai bên. Khi nào bạn nghe tiếng “rắc” phát ra khi thanh RAM được bám vào khe, hai ngàm màu trắng đóng lại và giữ chặt lấy thanh RAM là thành công.

Bước 5. Cuối cùng, bạn hãy khởi động vào Windows để xem máy hoạt động tốt không. Nếu xảy ra tình trạng kêu “bíp” khi nhấn Power thì bạn cẩn thận tháo ra và lắp lại cho đúng. Khi máy vào Windows và chạy ổn định, đồng thời nhận đúng số lượng RAM nâng cấp ở CPU-Z thì bạn hãy đóng nắp máy lại.

Một số thông tin thêm về RAM

Các loại RAM và khe cắm: Hãy tìm xem mainboard của máy tính sử dụng loại nào trong 4 loại RAM sau đây: DRAM (EDO hoặc FPM), SDRAM, DDR SDRAM, RDRAM. Bốn loại này đều được cắm trên 1 trong 3 loại khe là SIMM, DIMM, RIMM:

+ DRAM cắm khe SIMM

+ SDRAM và DDR SDRAM cắm khe DIMM + RDRAM cắm khe RIMM

Trong 4 loại trên thì DRAM hầu như không còn được sử dụng, vì vốn nó chỉ được dùng cho các máy đời 386, 486 . Và để nâng cấp loại bộ nhớ này thì rất khó có thể tìm được linh kiện nâng cấp. Hiện nay đa số các loại mainboard chỉ hỗ trợ chạy 1 loại RAM duy nhất (cùng 1 loại khe cắm). Tuy nhiên cũng có vài loại mainboard cho phép bạn cắm và chạy cùng lúc nhiều loại RAM khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ RAM: Các loại SDRAM, DDR SDRAM, RDRAM đều được định tốc độ bằng hoặc hơn tốc độ bus hệ thống (FSB - Front side bus, tốc độ truyền dữ liệu giữa CPU và RAM). Nếu hệ thống bạn đang chạy với SDRAM PC66 thì hãy thay thế nó bằng SDRAM PC100 để đạt tốc độ cao hơn. Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp nhiều loại SDRAM ở các tốc độ khác nhau thì hệ thống chỉ chạy được với tốc độ thấp nhất trong số đó.

Thứ tự khe cắm (bank): Trong một vài mainboard thì khe gần CPU nhất (thường là bank 0) phải được gắn RAM đầu tiên, sau đó là các bank tiếp theo.

Trong khi đó ở một vài loại khác thì bank 0 phải được gắn thanh RAM có dung lượng cao nhất (nếu bạn dùng nhiều thanh cùng lúc). Điều này có vẻ không quan trọng lắm, tuy nhiên hãy tìm hiểu thêm về thông số của loại mainboard mà bạn đang sử dụng nếu bạn có nhiều hơn 1 thanh RAM với kích thước không đồng đều.

Xác định đúng loại RAM: Bạn cần xác định được rằng máy tính của mình hỗ trợ loại RAM DDR2 hay DDR3. Thông thường những chiếc máy tính mua từ cách đây 3 năm trở lên thì mainboard (bo mạch chủ) sẽ chỉ hỗ trợ DDR2. Ngoài ra, những máy đời cũ còn sử dụng cả RDRAM hoặc SDRAM, tuy nhiên những loại này rất hiếm trên thị trường. Để xác định được loại RAM mà mainboard hỗ trợ thì người dùng có thể xem xét ở hóa đơn khi mua máy tính.

Nếu không còn giấy tờ này thì chúng ta cũng có thể kiểm tra bằng cách tìm kiếm thông tin tại website của hãng sản xuất mainboard mà máy tính của mình đang sử dụng. Tại đây, bạn còn có thể tìm kiếm thông tin về tính tương thích của các sản phẩm với mainboard của mình. Một cách đơn giản hơn bạn có thể kiểm tra là sử dụng phần mềm CPUz để xác định loại RAM hoăcn mainboard mà máy mình đang sửdụng.

Nếu máy tính của bạn đang sử dụng RAM DDR2 trong khi bo mạch chủ có hỗ trợ cả RAM DDR3 thì đừng ngần ngại lựa chọn ngay một sản phẩm RAM tối tân hơn. Bởi lẽ hiệu năng thực tế của DDR3 cao hơn nhiều so với DDR2 trong khi giá cả của sản phẩm mới hơn lại thấp hơn bởi DDR2 “cháy hàng” dẫn đến giá bán tăng vọt.

Bus của RAM : Điều tiếp theo mà chúng ta cần quan tâm khi lựa chọn RAM là tìm hiểu Bus của RAM. Đặc biệt với những ai có thói quen làm việc với nhiều tác vụ cùng lúc thì việc các ứng dụng này “ăn” nhiều vào bộ nhớ là điều thường xuyên gặp phải. Do vậy, ngoài yêu cầu về dung lượng RAM phù hợp thì mức bus của RAM cao cũng rất quan trọng. Có thể hiểu rằng bus của RAM tựa như tốc độ di chuyển của luồng dữ liệu, khi tốc độ càng lớn thì thời gian hoàn thành công việc càng nhỏ.

DDR3 xuất hiện đã mang đến những thay đổi đáng kể về bus RAM với 1066MHz, 1333MHz, 1600MHz… Chỉ cần làm một phép tính đơn giản như sau bạn sẽ có con số khá ấn tượng với DDR3. RAM DDR2 bus 800MHz hay 1066MHz thì mức băng thông lần lượt sẽ là 6,4GB/s và 8,5GB/s, trong khi đó RAM DDR3 phổ biến hiện nay trên thị trường với bus 1333MHz và 1600MHz thì ta sẽ có mức băng thông là 10,66GB/s và 12,8GB/s, và mức băng thông này của DDR3 có thể thấy là hơn xấp xỉ 1.5 lần so với DDR2. Một con số vô cùng ấn tượng với người dùng, đặc biệt là đối với các game thủ của chúng ta.

Thông thường nếu không quan tâm nhiều đến vấn đề chi phí thì bạn có thể RAM có số bus tối đa ghi trên mainboard. Trong trường hợp muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và bo mạch chủ thì theo một cách gần đúng, bạn có thể dùng công thức sau để tính: lấy bus CPU chia 4 rồi đem nhân kết quả với 2 (hoặc ngắn gọn hơn là lấy bus CPU chia 2). Ví dụ: chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ thống sẽ là: (800/4)*2 = 200*2 = 400 MHz.

Dung lượng RAM: Bạn cũng nên cân nhắc mà số dung lượng RAM mình cần đến. Đa số những chiếc laptop mới ngày nay đều được trang bị 4GB RAM, với

máy bàn thì bạn cũng có thể tự do cấu hình máy tính của mình sao cho phù hợp nhất. Thông thường 2GB là đã đủ để chạy tốt những ứng dụng cơ bản của máy tính. Tuy nhiên, nếu chơi các game nặng hay chạy các chương trình như kiểu Adobe thì có lẽ 4GB mới đủ để bạn không gặp phải vấn đề thời gian khi máy tính hoạtđộng.

Người dùng cũng cần chú ý về HĐH mà mình đang sử dụng để tránh tình trạng lãng phí khi mua RAM. Nếu đang sử dụng một HĐH 32 bit thì chúng ta cần nhớ dung lượng RAM tối đa mà hệ thống có thể hỗ trợ chỉ vào mức 3,2GB hoặc thậm chí ít hơn. Rất nhiều trường hợp đã bỏ tiền ra để mua 6GB hay thậm chí là 8GB cho một OS 32 bit và đây quả thật là một sự lãng phí lớn do thiếu hiểu biết tường tận về vấn đề. Với hệ điều hành 64 bit thì bạn hoàn toàn không cần phải chú ý đến dung lượng RAM hỗtrợ.

Chọn RAM thường hay cao cấp? Những loại CPU đời mới hỗ trợ rất tốt chạy kênh đôi RAM. Hiệu suất làm việc, thời gian di chuyển dữ liệu cũng như tốc độ làm việc của hệ thống cũng tăng lên đáng kể khi máy tính của bạn chạy với 2 thanh RAM. Công việc tiếp theo mà bạn sẽ phải quan tâm đến là việc chọn loại RAM nào cho phù hợp: RAM thường hay loại cao cấp có kèm tản nhiệt riêng.

Với đa số người dùng thì RAM thường sẽ là sự lựa chọn đơn giản, phù hợp và hợp lý về mặt kinh tế đối với họ. Với một hệ thống tản nhiệt tốt cũng như không quá quan tâm và chạy theo công nghệ thì bạn hoàn toàn có thể làm việc cũng như giải trí tốt với loại RAM thường. Tuy nhiên, đối với những tín đồ của công nghệ cũng như những game thủ thì một chiếc RAM thông thường có lẽ là không đủ thỏa mãn ham muốn của họ. Thiết bị này cần được cung cấp một hệ thống tản nhiệt riêng bên cạnh hệ thống làm mát chung của máy tính nhằm tăng thêm tính ổn định khi hoạt động.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo trì hệ thống mạng cđ công nghiệp hải phòng (Trang 48 - 52)