UDP là dịch vụ truyền dữ liệu dạng không nối kết. Không có thiết lập nối kết giữa hai bên truyền nhận, do đó gói tin UDP (segment) có thể xuất hiện tại nút đích bất kỳ lúc nào. Các segment UDP tự thân chứa mọi thông tin cần thiết để có thể tự đi đến đích. Khuôn dạng của chúng như sau:
H5.9 Cấu trúc gói tin UDP Giải thích:
+ SrcPort: Địa chỉ cổng nguồn, là số hiệu của tiến trình gởi gói tin đi. + DstPort: Địa chỉ cổng đích, là số hiệu của tiến trình sẽ nhận gói tin.
+ Length: Tổng chiều dài của segment, tính luôn cả phần header.
+ Checksum: Là phần kiểm tra lỗi. UDP sẽ tính toán phần kiểm tra lỗi tổng hợp trên
phầnheader, phần dữ liệu và cả phần header ảo. Phần header ảo chứa 3 trường trong IP
header: địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích, và trường chiều dài của UDP
+ Data: Phần dữ liệu hai bên gởi cho nhau.
UDP hoạt động không tin cậy cho lắm, vì: Không có báo nhận dữ liệu từ trạm
đích; không có cơ chế để phát hiện mất gói tin hoặc các gói tin đến không theo thứ tự;
không có cơ chế tự động gởi lại những gói tin bị mất; không có cơ chế điều khiển luồng
dữ liệu, và do đó có thể bên gởi sẽ làmngập bên nhận.
UDP là dịch vụ truyền dữ liệu dạng không nối kết. Không có thiết lập nối kết
giữa hai bên truyền nhận, do đó gói tin UDP (segment) có thể xuất hiện tại nút đích bất
kỳ lúc nào. Các segment UDP tự thân chứa mọi thông tin cần thiết để có thể tựđi đến
H5.9 Cấu trúc gói tin UDP Giải thích:
+ SrcPort: Địa chỉ cổng nguồn, là số hiệu của tiến trình gởi gói tin đi. + DstPort: Địa chỉ cổng đích, là số hiệu của tiến trình sẽ nhận gói tin.
+ Length: Tổng chiều dài của segment, tính luôn cả phần header.
+ Checksum: Là phần kiểm tra lỗi. UDP sẽ tính toán phần kiểm tra lỗi tổng hợp trên
phần header, phần dữ liệu và cả phần header ảo. Phần header ảo chứa 3 trường trong IP
header: địa chỉ IP nguồn, địa chỉIP đích, và trường chiều dài của UDP + Data: Phần dữ liệu hai bên gởi cho nhau.
UDP hoạt động không tin cậy cho lắm, vì: Không có báo nhận dữ liệu từ trạm đích; không có cơ chế để phát hiện mất gói tin hoặc các gói tin đến không theo thứ tự; không
có cơ chế tự động gởi lại những gói tin bị mất; không có cơ chế điều khiển luồng dữ
liệu, và do đó có thể bên gởi sẽ làm ngập bên nhận.
BÀI TẬP CHƯƠNG 5
Câu 1: Trình bày các lớp và nhiệm vụtừng lớp trong mô hình TCP/IP.
Câu 2: So sánh(vẽ hình) mô hình OSI và TCP/IP.
Câu 3:Trình bày cấu trúc gói tin IP. Ý nghĩa các trường trong đó.
Câu 4:Vẽ hình, cho ví dụ quá trình thiết lập, hủy kết nối của giao thức TCP.
Câu 5:Số byte tối đa của gói IP ? Trường nào (Fields) quyết định số byte này?
CHƯƠNG 6
CÁC DỊCH VỤ MẠNG 6.1.GIỚI THIỆU CHUNG
Chương này sẽ tìm hiểu một số ứng dụng mạng phổ biến hiện nay, chủ yếu tập
trung vào giao thức hoạt động của chúng.
Ví dụ đầu tiên được xem xét là dịch vụ tên phân tán, dịch vụ đầu tiên được cài
đặt trong một mạng máy tính. Về thực chất dịch vụ tên là cái mà các ứng dụng khác
phải phụ thuộc vào. Một server phục vụ tên thường được sử dụng bởi các ứng dụng
khác hơn là bởi con người.Sau đó, các ứng dụng mạng truyền thống và phổ biến sẽ được
giới thiệu, bao gồm các dịch vụ MAIL, WEB và FTP. Cũng cần nói trước rằng, những
dịch vụ mạng vừa nói sẽ dựa trên hai giao thức vận chuyển đã được đề cập trong
chương 4 là TCP và UDP.